Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Các thông tin, trường hợp trên thể hiện sự tự do việc làm và tuyển dụng lao động như thế nào?
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp.
- Người dử dụng lao động có quyền tự do tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành và giám sát lao động.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Ở trường hợp 6, việc quy định thu tiền phí dự tuyển trong thông báo tuyển dụng của Siêu thị E có vi phạm pháp luật lao động không? Siêu thị E có thể phải chịu hậu quả gì vì quy định này? Vì sao?
2. Phương pháp giải
Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Việc quy định thu tiền phí dự tuyển trong thông báo tuyển dụng của Siêu thị E là vi phạm pháp luật lao động. Vì: theo quy định tại Khoản 2 điều 11 Bộ Luật Lao động năm 2019: người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
- Siêu thị E có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng vì:
+ Việc thu phí tuyển dụng lao động là hành vi trái pháp luật;
+ Việc xử phạt hành vi này đã được quy định tại Điều 8 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .
Lời giải ý 3
1. Nội dung câu hỏi
Em hiểu thế nào là nguyên tắc tự do việc làm và tuyển dụng lao động? Nêu ví dụ minh hoạ.
2. Phương pháp giải
Nêu hiểu biết của bản thân về nguyên tắc tự do việc làm và tuyển dụng lao động. Lấy ví dụ minh hoạ.
3. Lời giải chi tiết
- Tự do làm việc và tuyển dụng lao động là nguyên tắc được áp dụng đối với mọi công dân khi tham gia thị trường lao động.
+ Với tư cách là người lao động: công dân được đảm bảo quyền quyết định lựa chọn đối tác trong quan hệ lao động, tự do lựa chọn địa điểm làm việc, xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động,... nếu không vi phạm những điều pháp luật cấm.
+ Với tư cách là người sử dụng lao động: công dân được đảm bảo quyền quyết định về thời điểm, cách thức tổ chức, số lượng, chất lượng tuyển dụng lao động, có quyền sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động, chấm dứt quan hệ lao động.... theo nhu cầu của đơn vị và không trái quy định của pháp luật.
- Ví dụ minh họa:
+ Ví dụ 1: Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh C vào làm việc tại công ty X với vị trí nhân viên kinh doanh. Sau một thời gian, anh chuyển sang làm việc tại công ty Y vì nhận được mức đãi ngộ cao hơn và có nhiều cơ hội để phát triển bản thân hơn.
+ Ví dụ 2: Do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp may mặc T đã gửi thông báo tuyển dụng đến các địa phương trên toàn thành phố H để tuyển dụng thêm lao động.
Chủ đề 6. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Chủ đề 5: Dẫn xuất halogen - Alcohol - Phenol
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL
Chủ đề 6. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
Review 3 (Units 6-8)
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều