Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 4.2, hãy:
- Nhận xét nhiệt độ, lượng mưa ở hai trạm khí tượng Lào Cai và Sa Pa. Từ đó nêu sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.116, 117), nghiên cứu số liệu hình 4.2.
3. Lời giải chi tiết
- Trạm Lào Cai:
+ Về nhiệt độ:
• Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 28˚C).
• Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 15˚C).
• Nhiệt độ trung bình năm: 22,4˚C.
+ Về lượng mưa:
• Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).
• Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).
• Tổng lượng mưa trong năm: 1765mm.
- Trạm Sa Pa:
+ Về nhiệt độ:
• Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 20˚C).
• Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 8˚C).
• Nhiệt độ trung bình năm: 15,5˚C.
+ Về lượng mưa:
• Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).
• Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).
• Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.
- Sự phân hóa khí hậu theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có 3 đai khí hậu.
+ Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600-700m, miền Nam đến độ cao 900-1000m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
• Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25 độ C.
• Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tùy nơi.
+ Lên cao hơn (đến dưới 2600m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi,
• Nhiệt độ trung bình dưới 25 độ C.
• Lượng mưa và độ ẩm tăng.
+ Từ độ cao 2600 trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi. Tất cả các tháng đều có nhiệt độ trung bình dưới 15 độ C.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 4.2, hãy:
- Chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.116, 117), nghiên cứu số liệu hình 4.2.
3. Lời giải chi tiết
- Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Bắc - Nam:
+ Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:
• Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.
• Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt); Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:
• Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;
• Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây: giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.
+ Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.
+ Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
- Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.
+ Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.
+ Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.
+ Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA HỌC 8 TẬP 2
Chủ đề 3. Trái tim người thầy
Unit 3: Please Don't Feed the Monkeys.
SBT tiếng Anh 8 mới tập 1
Unit 4: How Do Sloths Move?
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8