Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Từ các thông tin 1, 2 và 3, em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và nhận xét về hành vi của nhân vật trong các trường hợp đó.
3. Lời giải chi tiết
Nhận xét về hành vi của các nhân vật:
- Trường hợp 1: Hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của G và H là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.
- Trường hợp 2: Hành vi bà N không đồng ý khi bị lôi kéo tham gia vào Hội thánh T - một tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật; hành vi của M tuyên truyền cho hàng xóm về các hành vi lợi dụng tôn giáo đề vi phạm pháp luật của những người tham gia Hội thánh T là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Hành vi của nhân vật trong các trường hợp 1 và 2 sẽ bị xử lí như thế nào?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Hậu quả của hành vi vi phạm trong các trường hợp:
- Trường hợp 1: G và H đã bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Trường hợp 2: Hội thánh T là một tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật, lôi kéo người dân tham gia, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lời giải ý 3
1. Nội dung câu hỏi
Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
2. Phương pháp giải
Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Lời giải chi tiết
- Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, học sinh cần:
+ Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;
+ Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo;
+ Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác;
+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;
- Lên án các hành vi mê tín dị đoan; đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Chuyên đề 1: Phân bón
Unit 8: Cities of the future
Unit 3: Sustainable health
Unit 9: Social issues
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều