Đề bài
Đọc hình 17.2, hãy mô tả lại vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất theo thứ tự từ 1 đến 7.
Hình 17.2. Sơ đồ vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Quan sát sơ đồ hình 17.2 và mô tả lại vòng tuần hoàn nước.
Lời giải chi tiết
- Vòng tuần hoàn nhỏ:
1) Do sự đốt nóng của Mặt Trời, nước từ ao, hồ, sông, suối bốc hơi; cơ thể sinh vật thoát hơi cung cấp nước cho khí quyển.
2) Khi hơi nước trong khí quyển đạt đến trạng thái bão hòa mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc gặp lạnh sẽ ngưng kết thành mây.
3) Mây từ trong đất liền được vận chuyển ngang ra đại dương.
4) Các hạt nước trong mây lớn dần, đủ nặng sẽ tạo thành mưa rơi xuống biển.
=> Tiếp tục lặp lại vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
- Vòng tuần hoàn lớn:
1) Do sự đốt nóng của Mặt Trời, nước từ biển và đại dương bốc hơi cung cấp nước cho khí quyển.
2) Khi hơi nước trong khí quyển đạt đến trạng thái bão hòa mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc gặp lạnh sẽ ngưng kết thành mây.
3) Mây từ biển, đại dương được vận chuyển ngang vào trong đất liền.
4) Các hạt nước trong mây lớn dần, đủ nặng sẽ tạo thành mưa; ở các vùng núi cao sẽ tạo thành tuyết.
5) Nước mưa và băng, tuyết tan tạo thành các dòng chảy mặt đổ ra biển, đại dương.
6) Một phần nước mặt thấm xuống đất tạo thành
7) dòng chảy ngầm và cũng đổ ra biển, đại dương.
=> Tiếp tục lặp lại vòng tuần hoàn lớn của nước.
Chủ đề 6.XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH, THÂN THIỆN
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ - SBT
Bài 2: Thơ
Chủ đề: Mĩ thuật và thiên nhiên
Chủ đề 5: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6