Em hãy đọc tiếp câu chuyện kinh doanh của chị D và trả lời câu hỏi:
Sau khi xây dựng ý tưởng kinh doanh, chị D xác định đây là cơ hội kinh doanh vì hoạt động kinh doanh này có tính bền vững; đáp ứng nhu cầu lành mạnh và ngày càng lớn của sinh viên; có thể duy trì lâu dài vi dựa trên nguồn lực sẵn có và năng lực chuyên môn của bản thân; có thể mang lại lợi nhuận và đây cũng là thời điểm chị có đủ điều kiện về vốn, kinh nghiệm để thực hiện kinh doanh. Tuy nhiên, chị cũng cần trọng đánh giá cơ hội này trên cơ sở xem xét điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện ý tưởng kinh doanh này để đưa ra quyết định kinh doanh.
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Theo em, có những điều kiện thuận lợi nào đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D?
2. Phương pháp giải
Đọc câu chuyện và nêu được những điều kiện thuận lợi đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị.
3. Lời giải chi tiết
Những điều kiện thuận lợi đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D là:
- Nhu cầu chơi cây cạnh mini của các bạn sinh viên ngày càng lớn => do đó, hoạt động kinh doanh này có tính bền vững.
- Chị D đã có kiến thức và kĩ năng chuyên môn, gia đình chị D lại có mảnh vườn để chị D thực hiện ý tưởng sản xuất => do đó, hoạt động kinh doanh này có thể duy trì lâu dài.
- Chị D đã có một nguồn vốn nhất định, có kinh nghiệm => do đó, hoạt động kinh doanh này có thể mang lại lợi nhuận cho chị.
- Khu vực xung quanh trường chưa có ai bán mặt hàng cây cảnh mini, chị D hầu như không có đối thủ cạnh tranh => do đó, đây là thời điểm kinh doanh phù hợp.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Dựa trên các tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chị D trong việc thực hiện cơ hội kinh doanh cây cảnh mini, em hãy đánh giá đây có phải là cơ hội tốt không. Vì sao?
2. Phương pháp giải
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Chị D có cơ hội kinh doanh tốt, vì: ý tưởng kinh doanh của chị D có nhiều điểm mạnh và cơ hội hơn so với điểm yếu và thách thức. Cụ thể:
- Điểm mạnh là chị D đã có lợi thế nội tại về: kĩ năng, chuyên môn; địa bàn sản xuất…
- Có nhiều cơ hội thuận lợi từ bên ngoài, như:
+ Lượng khách hàng dồi dào, có nhu cầu ngày càng lớn;
+ Thị trường ít có đối thủ cạnh tranh;
+ Có sự hỗ trợ kĩ thuật từ phía thầy cô.
- Một số điểm yếu và thách thức chị D cần lưu ý, như: ý tưởng thiết kế, trang trí các tiểu cảnh; sự xuất hiện của các đối thủ kinh doanh khác…. Tuy nhiên, những điểm yếu và thách thức này không quá lớn, có thể được khắc phục được.
Lời giải ý 3
1. Nội dung câu hỏi
Việc xác định, đánh giá đó có vai trò thế nào đối với việc ra quyết định kinh doanh của chị D?
2. Phương pháp giải
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Việc xác định, đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức có vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định kinh doanh của chị D:
- Khi nhận thấy điểm mạnh và cơ hội lớn hơn điểm yếu và thách thức, chị D có thể quyết định thực hiện ý tưởng kinh doanh.
- Ngược lại, khi nhận thấy điểm yếu và thách thức lớn hơn, chị D có thể lựa chọn việc: suy nghĩ, cân nhắc thêm để cải tiến ý tưởng hoặc cũng có thể dừng lại, từ bỏ ý tưởng.
Chủ đề 1: Cạnh tranh, cung, cầu trong kinh tế thị trường
Bài 19: Carboxylic acid
Giáo dục kinh tế
Unit 8: Becoming independent
Chương 6. Hidrocacbon không no
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều