1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, hãy so sánh đặc điểm và nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các cuộc cách mạng công nghiệp trước.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.42-45).
3. Lời giải chi tiết
♦ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
- Thời gian: Bắt đầu diễn ra từ khoảng năm 1784 đến năm 1840.
- Phạm vi, quy mô: Khởi đầu từ nước Anh sau đó lan tỏa sang nhiều nước khác.
- Đặc điểm:
+ Sản xuất cơ khí với máy móc dựa vào động cơ hơi nước.
+ Kỉ nguyên sản xuất cơ khí ra đời, chuyển đổi từ phương pháp sản xuất thủ công sang máy móc sử dụng hơi nước và sức nước.
- Nội dung chính: sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất.
♦ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
- Thời gian: những năm 1870 đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914).
- Phạm vi, quy mô: Khởi đầu ở Hoa Kỳ và tác động chủ yếu đến Hoa Kỳ, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản,...
- Đặc điểm:
+ Sản xuất hàng loạt với máy móc sử dụng năng lượng diện.
+ Giai đoạn tự động hoá, ra đời các dây chuyền sản xuất hiện đại.
- Nội dung chính: sử dụng năng lượng điện, động cơ điện để tạo ra sản xuất đại trà.
♦ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
- Thời gian: Diễn ra từ những năm 1960 đến những năm 1990.
- Phạm vi, quy mô: Khởi đầu ở Hoa Kỳ, sau đó phát triển ở các nước: Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Nhật Bản,.. và lan rộng ra toàn thế giới.
- Đặc điểm:
+ Sản xuất tự động với máy tính, điện tử và cách mạng số hoá.
+ Ra đời công nghệ thông tin, được xúc tác bởi chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân, internet.
- Nội dung chính: sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
♦ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Thời gian: Diễn ra từ những năm 2000 cho đến hiện nay
- Phạm vi, quy mô: Khởi đầu ở Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển, trở thành xu thế tất yếu của các quốc gia trên toàn thế giới.
- Đặc điểm:
+ Sản xuất thông minh nhờ các đột phá của công nghệ số.
+ Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, internet kết nối (IoT) và các hệ thống kết nối internet (IoS).
- Nội dung chính: hợp nhất, không có ranh giới giữa ba trụ cột chính (kĩ thuật số, công nghệ sinh học, vật lí), phát triển dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất.
Bài 8: Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted - Lowry về acid - base
Chuyên đề 3. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên
Unit 8: Becoming independent
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11