Em hãy đọc tiếp trường hợp của bạn Phương và trả lời câu hỏi:
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy nêu các bước và những điều cần chú ý khi lập kế hoạch chi tiêu.
2. Phương pháp giải
Đọc tiếp trường hợp của Phương và dựa vào nội dung bài học để nêu được các bước và những điều cần chú ý khi lập kế hoạch chi tiêu.
3. Lời giải chi tiết
- Các bước lập kế hoạch chi tiêu:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
+ Bước 2: Xác định các khoản cần chi.
+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi.
+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
+ Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
- Những lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu:
+ Chi tiêu phải có mục đích cụ thể, rõ ràng.
+ Lập kế hoạch chi tiêu cần bám sát thực tế, dựa trên nguồn lực hiện có của bản thân.
+ Cần thiết lập những nguyên tắc chi - tiêu đúng đắn, khoa học và phù hợp.
+ Cần hình thành và rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí.
+ Thái độ quyết tâm, nghiêm túc khi thực hiện kế hoạch.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Hãy lập một kế hoạch chi tiêu cho bản thân và chia sẻ cách lập kế hoạch đó.
2. Phương pháp giải
Dựa vào các bước lập kế hoạch chi tiêu để lập được một kế hoạch chi tiêu cho bản thân và chia sẻ cách lập kế hoạch đó với thầy cô, bạn bè trong lớp.
3. Lời giải chi tiết
(*) Tham khảo:
Mục tiêu: Chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.
Các bước lập kế hoạch:
- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
+ Mục tiêu: chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.
+ Thời gian thực hiện: 1 tháng
+ Nguồn lực hiện có: tiền bố mẹ cho để ăn sáng và tiêu vặt hàng tháng (500.000 đồng); tiền thu được từ việc thu gom, bán phế liệu (50.000 đồng)
Bước 2: Xác định các khoản cần chi.
+ Khoản chi cố định: ăn sáng, mua nước uống, mua vở, bút,...
+ Khoản chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: mua truyện, sách tham khảo…
+ Khoản chi phát sinh: quà mừng sinh nhật, liên hoan bạn bè,....
+ Tiết kiệm dự phòng....
Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi.
+ Chi tiêu thiết yếu: 65% (khoảng 357.500 đồng).
+ Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: 15% (khoảng 82.500 đồng).
+ Chi phí phát sinh: 10% (khoảng 55.000 đồng)
+ Tiết kiệm dự phòng: 10% (khoảng 55.000 đồng).
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
Bài 27
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Chương 3: Khối lượng riêng và áp suất
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Chủ đề 3. Trái tim người thầy
Bài tập tình huống GDCD Lớp 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SGK Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8