Em hãy đọc trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Hằng tháng, hà được bố mẹ cho 200 000 đồng để chi tiêu và dự phòng khi cần đến. Số tiền tuy nhỏ nhưng là công sức làm việc vất vả của bố mẹ nên Hà ý thức được việc phải chi tiêu có kế hoạch. hà đtj mục tiêu tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua sách vở, đồ dùng học tập cho năm học mới. Sau khi tham khảo cách lập kế hoạch chi tiêu qua sách báo, Hà tự lập kế hoạch chi tiêu của mình cụ thể như sau:
A. Tính toán các khoản tiền có được trong mỗi tháng bao gồm tiền từ bố mẹ, người thân cho hay bất kì khoản thu nào có được trong tháng. Trên cơ sở đó, Hà xác định mục tiêu mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 20% tổng số tiền có được.
B. Sau khi để riêng khoản tiền tiết kiệm, Hà xác định một danh sách những khoản cần chỉ tiêu trong tháng cho nhu cầu thiết yếu, mua đồ dùng học tập, các khoản chỉ tiêu cá nhân và dự phòng. Hà phân chia số tiền có được cho các khoản chỉ này sao cho cân đối với số tiền có được hằng tháng.
C. Hà thực hiện theo đúng kế hoạch chỉ tiêu đã lập, thường xuyên theo dõi và ghi chép lại nhật kí chi tiêu của bản thân.
D. Hà thiết lập các quy tắc chi tiêu để có thể thực hiện đúng kế hoạch đặt ra, bao gồm việc chi tiêu vừa đủ cho các nhu cầu thiết yếu, nói không với lãng phí; cắt giảm các khoản chỉ không cần thiết; phân định rõ ràng giữa mong muốn và nhu cầu để có thể cắt giảm hiệu quả.
E. Cuối tháng. Hà kiểm tra lại các khoản chi tiêu của mình trong tháng xem khoản chỉ tiêu nào không cần thiết hoặc có thể cắt giảm để điều chỉnh kế hoạch chỉ tiêu cho tháng sau hợp lí hơn.
Nhờ nghiêm túc và kiên trì thực hiện chỉ tiêu theo kế hoạch đã lập, đầu năm học mới, Hà đã có một khoản tiền tiết kiệm đủ để mua sách vở và đồ dùng học tập cho mình.
Trường hợp 2. An ghi chép nhật kí chi tiêu mỗi tháng của mình theo bảng dưới đây:
Các khoản thu (đồng) | Các khoản chi tiêu (đồng) | Tiết kiệm (đồng) | |
Tháng 1 | - Bố mẹ cho: 200 000 - Khoản thu khác: 0
Tổng: 200 000 | - Mua đồ ăn sáng: 120 000 - Mua đồ dùng học tập: 20 000 - Giải trí: 20 000 - Quyên góp ủng hộ quỹ vì người nghèo: 10 000 Tổng: 170 000 | 30 000 |
Tháng 2 | - Bố mẹ cho: 200 000 - Khoản thu khác (người thân cho thêm, tiền thường): 100 000
Tổng: 300 000 | - Mua đồ ăn sáng: 160 000 - Mua đồ dùng học tập: 20 000 - Giải trí: 120 000 - Quyên góp ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa: 10 000 Tổng: 310 000 | 0 |
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Theo em, bạn Hà trong trường hợp 1 lập kế hoạch chi tiêu gồm mấy bước? Em hãy đặt tên cho từng bước trong kế hoạch chi tiêu đó.
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp, dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Trong Trường hợp 1, bạn Hà lập kế hoạch chi tiêu gồm 5 bước.
- Đặt tên cho các bước lập kế hoạch chi tiêu:
+ Bước 1. Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền hiện có.
+ Bước 2. Xác định các khoản cần chi.
+ Bước 3. Thiết lập nguyên tắc thu, chi.
+ Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
+ Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Em có nhận xét gì về thói quen chi tiêu của bạn An trong trường hợp 2? Từ đỏ, em hãy rút ra bài học về cách rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí cho bản thân.
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp, dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi, liên hệ bản thân.
3. Lời giải chi tiết
- Thói quen chi tiêu của bạn An trong trường hợp 2 chưa được phù hợp. Trong tháng 2, khi có nhiều tiền hơn, bạn An cũng chi tiêu nhiều hơn; đặc biệt bạn chi tiêu cho giải trí cao hơn 6 lần so với tháng 1, tiền ăn cũng nhiều hơn. Chính vì vậy mà bạn bị tiêu quá giới hạn đặt ra.
- Bài học rút ra về cách rèn luyện đẻ tạo thói quen chi tiêu hợp lí cho bản thân:
+ Tạo thói quen tiết kiệm ngay từ bây giờ.
+ Giữ lại tối thiểu 15- 20% thu nhập trong tháng cho khoản tiết kiệm.
+ Chỉ mua sắm những thứ mình cần chứ không phải mình muốn.
+ Lên kế hoạch tiêu xài tiết kiệm trong tuần/tháng/năm.
+ Ghi lại chi tiêu hằng ngày.
Chương II. Phần mềm học tập
CHƯƠNG 4. HÔ HẤP
Tải 20 đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8
Chủ đề 5. Nhiệt
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
Bài tập tình huống GDCD Lớp 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8