Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Bài 10. Công xã Pa-ri (năm 1871)
Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Bài 14. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Tình hình chính trị , xã hội.
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục 2 SGK trang 68.
3. Lời giải chi tiết
- Tình hình chính trị:
+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
+ Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
+ Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt
về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.
- Tình hình xã hội:
+ Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.
+ Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các
cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
+ Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ trong thời kì này là: cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859); các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1875 -
1885; cuộc đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ ben-gan (năm 1905); cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay (năm 1908),…
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Em có nhận xét gì về phương pháp và mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc đại?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục 2 SGK trang 68.
3. Lời giải chi tiết
Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại. Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương sử dụng biện pháp ôn hòa để đấu tranh, yêu cầu thực dân Anh thực hiện
một số cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản tham gia vào hội đồng tự trị.
=> Nhận xét:
- Tuy phương pháp và mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ chưa thể hiện rõ thái độ triệt để trong đấu tranh chống thực dân Anh, nhưng những hoạt động của Đảng Quốc đại
trong giai đoạn này cũng có tác dụng nhất định trong việc nâng cao ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
- Mặt khác, việc lựa chọn phương pháp đấu tranh ôn hòa cũng phần nào phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Ấn Độ, vì:
+ Ấn Độ là quốc gia có sự hiện diện và phát triển của nhiều tôn giáo, đặc điểm chung nhất giữa các tôn giáo là đều hướng con người tới cái thiện và đề cao lòng nhân ái.
+ Ấn Độ là thuộc địa lớn nhất và quan trọng nhất của thực dân Anh. Do đó, thực dân Anh luôn tìm cách duy trì một nền thống trị cứng rắn, chặt chẽ ở Ấn Độ. Dưới ách cai trị hà khắc,
quản lí chặt chẽ của Anh, nhân dân Ấn Độ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lực lượng vũ trang. Nếu lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang, có thể sẽ gây ra nhiều mất mát,
tổn thất, hi sinh.
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Hóa học 8
MỞ ĐẦU
Chủ đề 8. Vui chào hè về
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống 1
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8