1. Nội dung câu hỏi
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
Thông tin. Để thành công trong cuộc sống, mỗi người có một cách xác định mục tiêu cá nhân khác nhau. Chìa khoá để việc xác định mục tiêu có hiệu quả là xác định rõ các mục tiêu của bạn. Một trong những cách xác định mục tiêu cá nhân được nhiều người áp dụng hiện nay là sử dụng mô hình S. M.A.R.T. Cụm từ S.MART là viết tắt của các từ:
Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng về thời gian, nguồn lực và cách thức thực hiện.
Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được về mức độ, số lượng.
Attainable: Mục tiêu phải khả thi, căn cứ vào cuộc sống hiện tại để thiết lập một đích đến.
Relevant: Mục tiêu phù hợp, tập trung vào điều bạn thực sự mong muốn.
Time – bound: Mục tiêu phải xác định được thời hạn hoàn thành cụ thể.
(Theo sách Đừng để mục tiêu như diều không gió, S.M.A.R.T goals made simple: 10 bước để thiết lập và đạt được mục tiêu SMARTS.J.Scott,, Tâm An dịch; NXB Công thương; 2022)
Trường hợp 1. Khuê đặt mục tiêu tiết kiệm được 180 000 đồng trong ba tháng hè để tự mua một đôi giày cho năm học mới. Để đạt mục tiêu đó, Khuê tính toán số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng là 60 000 đồng (mỗi tuần tiết kiệm 15.000 đồng). Hằng tuần, Khuê đều kiểm soát xem bản thân có thực hiện đúng mục tiêu đề ra hay không. Với mục tiêu cụ thể và rõ ràng, sau ba tháng, Khuê đã có được số tiền như dự kiến.
Trường hợp 2. Nga đặt mục tiêu luyện tập thể dục để phát triển thể lực, nâng cao sức khoẻ bản thân. Mục tiêu là vậy nhưng Nga không có kế hoạch rõ ràng mà rất tùy hứng, có khi cả tuần Nga chỉ dành được một buổi để tập thể dục. Vì luyện tập thiếu khoa học như vậy nên Nga cảm thấy áp lực với kế hoạch của của bản thân đã đề ra.
Em hãy sử dụng mô hình SMART trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong mỗi trường hợp trên.
2. Phương pháp giải
Đọc các thông tin, trường hợp, dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Trường hợp 1: Phân tích mục tiêu của bạn Khuê theo mô hình SMART:
+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Khuê rất cụ thể. Bạn mong muốn tiết kiệm được 180.000 đồng trong 3 tháng, tương ứng với việc mỗi tháng tiết kiệm 60.000 đồng (1 tuần tiết kiệm 15.000 đồng).
+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Khuê có định lượng rõ ràng, điều này cho phép Khuê theo dõi được tiến trình thực hiện.
+ A (tính khả thi): mục tiêu của Khuê mang tính khả thi. Vì tiết kiệm 15.000 đồng mỗi tuần (tương ứng với việc mỗi ngày trong tuần tiết kiệm khoảng 2.500 đồng) thì hầu hết mọi bạn học sinh đều có thể làm được.
+ R (tính thực tế): mục tiêu tiết kiệm theo từng tuần, từng tháng của Khuê phù hợp với mục tiêu chung là: tiết kiệm 180.000 đồng để mua giày.
+ T (thời hạn cụ thể): Khuê đặt thời hạn hoàn thành mục tiêu trong 3 tháng.
Nhận xét chung: Qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Khuê đã biết cách xác lập mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp và khoa học. Chính điều này đã giúp Khuê định hướng hành động và phấn đấu hết mình và đạt được kết quả xứng đáng.
- Trường hợp 2: Phân tích mục tiêu của bạn Nga theo mô hình SMART:
+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Nga không cụ thể, không rõ ràng.
+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Nga không có định lượng rõ ràng, điều này khiến cho Nga khó theo dõi được tiến trình thực hiện.
+ A (tính khả thi): vì không có định lượng cụ thể, nên không xác định được tính khả thi trong mục tiêu nâng cao thể lực của Nga.
+ R (tính thực tế): việc xác lập mục tiêu cá nhân của Nga thiếu tính thực tế.
+ T (thời hạn cụ thể): Nga không đặt ra thời hạn để hoàn thành mục tiêu.
Nhận xét chung: Qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Nga chưa biết cách xác lập mục tiêu cá nhân, do đó, Nga nhanh chóng cảm thấy áp lực và chán nản với kế hoạch mà bản thân đã đề ra.
Unit 3. Protecting the environment
Unit 3: People of Viet Nam
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Unit 1. City & Country
Unit 7. Big ideas
Bài tập tình huống GDCD Lớp 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8