Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không? Vì sao? Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội gì cho học sinh người dân tộc thiểu số?
2. Phương pháp giải
- Đọc các trường hợp và phân tích được việc quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Giải thích được vì sao.
- Chỉ ra cơ hội của việc cộng điểm ưu tiên đối với học sinh người dân tộc thiểu số.
3. Lời giải chi tiết
Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, vì trong trường hợp này quyền bình đẳng thể hiện ở chỗ học sinh người dân tộc thiểu số được bình đẳng về cơ hội học tập để có cơ hội được học đại học như học sinh người dân tộc Kinh; nếu không được ưu tiên cộng điểm thì học sinh người dân tộc thiểu số sẽ khó có cơ hội được học đại học, sẽ bị thiệt thòi dẫn đến bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền học tập.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp 2?
2. Phương pháp giải
Đọc trường hợp 2 và chỉ ra được quyền bình đẳng của công dân được thể hiện trong trường hợp đó.
3. Lời giải chi tiết
Ở trường hợp 2, quyền bình đẳng của công dân thể hiện ở chỗ cả anh Thành và anh Tài đều được đối xử như nhau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp, đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, không phụ thuộc vào vốn điều lệ và địa bàn hoạt động.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Từ các trường hợp trên, theo em quyền bình đẳng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
2. Phương pháp giải
Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với mỗi người.
3. Lời giải chi tiết
- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người.
- Quyền bình đẳng này được quy định trong Hiến pháp và luật, và được thực hiện trong thực tế.
+ Tạo điều kiện cho công dân sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện.
+ Đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và đảm bảo mọi công dân có cơ hội và khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
+ Đảm bảo sự công bằng giữa mọi công dân, không phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
Unit 5: Challenges
SGK Ngữ Văn 11 - Cánh Diều tập 1
Đề kiểm tra giữa kì 1
Review 1
Bài 8: Tiết 2: Kinh tế Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều