1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin, hãy xác định vai trò của Việt Nam trong MRC.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.9, 10).
3. Lời giải chi tiết
♦ Việt Nam là thành viên tích cực, luôn chủ động đóng góp vào sự phát triển của MRC.
- Thứ nhất, tích cực thúc đẩy phát triển bền vững, hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa MRC với các đối tác đối thoại, các sáng kiến vùng, các đối tác phát triển. Cụ thể là:
+ Đăng cai Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của MRC với chủ đề “An ninh nước, năng lượng, lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu của lưu vực sông Mê Công” vào tháng 4/2014.
+ Tổ chức phiên thảo luận về an ninh nguồn nước trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 vào tháng 7/2014.
+ Tổ chức hội thảo quốc tế trong khuôn khổ ASEM với chủ đề “Phối hợp hành động trong quản lí nguồn nước nhằm định hình Chương trình nghị sự sau năm 2015” vào tháng 6/2015.
+ Chủ động đưa nội dung hợp tác về nguồn nước thành một trong những lĩnh vực ưu tiên tại Cơ chế Hợp tác Mê Công - Lan Thương; thành lập Trung tâm Hợp tác tài nguyên nước Mê Công - Lan Thương...
- Thứ hai, trực tiếp trao đổi về các dự án thuỷ điện dòng chính sông Mê Công:
+ Việt Nam đã yêu cầu các quốc gia thượng lưu vực tuân thủ quy định của Hiệp định Mê Công năm 1995 và các văn bản liên quan.
+ Việt Nam đã phối hợp với các nước thành viên MRC đưa ra Tuyên bố về quá trình tham vấn trước đối với dự án thuỷ điện Pắc-beng trên sông Mê Công.
- Thứ ba, chủ động phối hợp triển khai các nghiên cứu đánh giá tác động của thuỷ điện dòng chính như:
+ “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thuỷ điện dòng chính Mê Công đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long” (hoàn thành cuối năm 2015);
+ “Nghiên cứu chung về phát triển và quản lí bền vững lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả các tác động của thuỷ điện dòng chính” (hoàn thành cuối năm 2017),...
- Thứ tư, tham gia các công ước thế giới liên quan đến nguồn nước:
+ Việt Nam là nước đầu tiên trong MRC tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vì các mục đích phi giao thông, thuỷ điện năm 1997.
+ Hiện nay, Việt Nam đang tích cực vận động các nước khác tham gia Công ước, góp phần tăng cường cơ chế pháp lí, tạo thuận lợi cho việc quản lí và phát triển bền vững nguồn nước sông Mê Công,
- Thứ năm, thúc đẩy sự hợp tác với các nước khác, đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.
Chương 5. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
Unit 8: Cities of the future
Bài 8: Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
Unit 9: Life Now and in the Past
Review (Units 5-8)
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11