Đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào thông tin mục I, hãy:
- Trình bày đặc điểm chung của phát triển kinh tế Trung Quốc: quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.139 - 141).
3. Lời giải chi tiết
- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.
- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.
- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng.
+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.
+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.
+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.
+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.
- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào thông tin mục I, hãy:
- Cho biết vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.139 - 141).
3. Lời giải chi tiết
- Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới là hơn 30%.
- Xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có tác động ngày càng lớn và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Lời giải ý 3
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào thông tin mục I, hãy:
- Phân tích nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.139 - 141).
3. Lời giải chi tiết
- Nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú là tiền đề để phát triển kinh tế.
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao là nhân tố quyết định đến việc tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, và thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài.
- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.
- Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động, điều chỉnh phương thức phát triển kịp thời qua các giai đoạn khác nhau.
- Chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Bài 6. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Unit 1: Eat, drink and be healthy
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - ĐỊA LÍ 11
Chuyên đề 1. Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Tập bản đồ Địa lí 11
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11