Bài 14. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Bài 15. Đời sống của người việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
Bài 16. Chính sách cai trị của phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của việt nam thời kì Bắc thuộc
Bài 17. Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
Bài 18. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
Bài 19. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Bài 20. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài 21. Vương quốc Phù Nam
2.2. Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi.
Quan sát hình 4.8, em hãy cho biết đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam (cách thức lao động, vai trò của lửa trong đời sống của họ).
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục 2 từ săn bắt đến hái lượm để trả lời
Lời giải chi tiết:
+ Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ di chuyển từ khu rừng này đến khu rừng khác để tìm kiếm thức ăn. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại hạt, quả. Đàn ông đảm nhiệm những công việc nặng nhọc như săn bắt thú rừng.
+ Lửa giúp con người sưởi ấm, nấu chín và xua đuổi thú dữ, khiến con người ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Câu 2
Những chi tiết nào trong hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục 2 từ săn bắt đến hái lượm để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Những chi tiết trong hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật: hình ảnh con người cưỡi lên lưng con vật:
+ Trong quá trình săn bắt, người nguyên thủy đã dần phát hiện ra đặc tính của một số loài vật và tìm cách thuần dưỡng chúng. Bức vẽ trên xa mạc Xa-ha-ra thể hiện con người đã thuần hóa được một số loài thú lớn dùng để làm vật cưỡi trong các cuộc săn bắt, di chuyển và chăn nuôi lấy thịt, sữa, da,...
Câu 3
Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và đọc thông tin trong SGK.
Lời giải chi tiết:
Lao động đã giúp cơ thể và tư duy con người ngày càng phát triển và hoàn thiện (2 chi trước dần trở thành 2 tay, trung khu ngôn ngữ dần hình thành ở não thùy trái) “Trước tiên là lao động, sau đó cùng với khả năng nói. Đó là 2 yếu tố kích thích cốt yếu nhất mà dưới ảnh hưởng của chúng bộ não của vượn dần biến đổi thành bộ não người.” Như vậy, lao động giúp con người tự cải biên, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ người tối cổ trở thành người tinh khôn.
Câu 4
Dựa vào các hình 4.2, 4.4, 4.5 và thông tin bên dưới em hãy kể tên những công cụ lao động của người nguyên thủy. Những công cụ đó được dùng làm gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và thông tin
Lời giải chi tiết:
+ Các công cụ lao động của người nguyên thủy là: đá, rìu tay, mảnh tước.
+ Những công cụ đó dùng để tạo ra lửa, đốn và chặt thức ăn, giúp đỡ con người thuận tiện hơn trong lao động.
Câu 5
Quan sát hình 4.7 , em có đồng ý với ý kiến: Bức tranh trong hang La-xcô mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Tại sao?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4.7 và tư duy logic lịch sử để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bức tranh trong hang La-xcô được người nguyên thủy vẽ mô tả những con vật chạy nhanh như hươu, nai, ngựa,… nếu săn bắt những con vật này thường tốn rất nhiều sức lực việc có mũi tên sẽ giúp người nguyên thủy săn bắt nhanh hơn và cung cấp được thức ăn cho những thị tộc, bộ lạc có hàng chục gia đình sinh sống.
Progress review 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 6
Unit: Hello!
Bài 1: Tôi và các bạn
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6