1. Quan sát hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
2. Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
3. Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
4. Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước.
Câu 1
Quan sát hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.1.
Lời giải chi tiết:
* Nhận xét tình hình tăng dân số nước ta:
- Dân số tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1954 – 2003: từ 23,8 triệu người lên 80,9 triệu người (tăng gấp 3,5 lần).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: cả giai đoạn có xu hướng giảm nhưng còn nhiều biến động.
+ Giai đoạn 1954 – 1960: gia tăng tự nhiên tăng đột biến và cao nhất (từ 1,1% lên 3,9%).
+ Giai đoạn 1960 – 2003: gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm từ 3,9% xuống 1,4%, nhờ kết quả của chính sách dân số.
* Gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do:
- Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ nên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên mặc dù giảm nhưng vẫn ở mức cao (trên 1%).
Câu 2
Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
Phương pháp giải:
Liên hệ những tác động tiêu cực về các mặt:
- Kinh tế
- Xã hội
- Môi trường
Lời giải chi tiết:
Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:
- Về kinh tế:
+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế;
+ Việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và không hiệu quả,...
- Xã hội:
+ Gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…;
+ Gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm;
+ Gi tăng các tệ nạn xã hội,...
- Môi trường:
+ Cạn kiệt tài nguyên;
+ Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,...).
Câu 3
Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
Phương pháp giải:
Liên hệ những tác động tích cực về các mặt:
- Kinh tế
- Xã hội
- Môi trường
Lời giải chi tiết:
Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta:
- Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
- Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.
- Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở… cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.
- Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.
Câu 4
Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước.
Bảng 2.1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 (%)
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét bảng số liệu:
- Chỉ ra giá trị cao nhất/thấp nhất (số liệu).
- So sánh với cả nước (cao hơn hay thấp hơn).
Lời giải chi tiết:
- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất là: Tây Bắc (2,19%); thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (1,11%).
- Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước (1,43%) là: Tây Bắc (2,19%), Bắc Trung Bộ (1,47%), Duyên hải Nam Trung Bộ (1,46%), Tây Nguyên (2,11%).
Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 2 - Sinh 9
Bài 21
Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang
SOẠN VĂN 9 TẬP 1
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ