Bài 14. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Bài 15. Đời sống của người việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
Bài 16. Chính sách cai trị của phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của việt nam thời kì Bắc thuộc
Bài 17. Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
Bài 18. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
Bài 19. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Bài 20. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài 21. Vương quốc Phù Nam
Câu 1
Em hãy xác định những chuyển biến của nông nghiệp nước ta trong thời kì Bắc thuộc?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin mục 2
Lời giải chi tiết:
Những chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời kì Bắc thuộc:
- Sử dụng cày, sức kéo trâu bò, công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất. Người dân đã biết đắp đê phòng lụt để bảo vệ mùa màng.
- Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông.
- Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc đồng
- Giao thương với các quốc gia trong khu vực.
Câu 2
Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời kì Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
Tư duy logic
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc có ý nghĩa thể thiện trình độ phát triển kỹ thuật luyện đồng và quy mô sử dụng phổ biến, thông dụng của dụng cụ bằng đồng trong cuộc sống người dân.Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức phục vụ chính cho cuộc sống con người.
Câu 3
Quan sát tư liệu 16.6, hãy nêu những chuyển biến trong cơ cấu xã hội nước ta thời Bắc thuộc so với thời Văn Lang, Âu Lạc.
Phương pháp giải:
Quan sát tư liệu 16 và nêu những điểm khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Những chuyển biến của xã hội nước ta thời Bắc thuộc:
- Thay cho quý tôc Việt là quan lại đô hộ Trung Quốc
- Tầng lóp trên của xã hội như lạc tướng, lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thể lực kinh tế, giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.
- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.
Câu 4
Theo em, tầng lớp nào trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc của người Việt thời Bắc thuộc
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong bài, quan sát sơ đồ 16.1,16.2 và hình 16.3
Lời giải chi tiết:
Theo em, tầng lớp trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của người Việt đó là các hào trưởng người Việt, tầng lớp này vừa có thế lực về kinh tế và uy tín trong nhân dân nên có khả năng lãnh đạo và lịch sử đã chứng minh điều đo qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu,…
GIẢI ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Chủ đề 5. Các phép toán với số nguyên
Unit 4. Learning World
Bài 2: Miền cổ tích
CHƯƠNG 3. PHÂN SỐ
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6