II. Tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 - 25 g.
Hình 56-1. Tác dụng của hooc môn tăng trưởng GH (tiết nhiều, ít)
Hoocmôn tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có iốt. Hoocmôn này có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmón thúc đáv tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Hình 56-2. Tuyến giáp
Bệnh Bazơđô do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước (phù nề) ở các tổ chức sau cầu mắt.
Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp (hình 56-3) tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu.
Hình 56-3. Tuyến cận giáp (nhìn phía sau tuyến giáp)
Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 6 - Hóa học 8
Vận động cơ bản
Bài mở đầu