Đoạn 1
Đoạn 1
Nhắc đến văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời. "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Qua “Tức nướcc vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Tác phẩm đã để lại tiếng vang bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua tính cách mỗi nhân vật.
Đoạn 2
Đoạn 2
Tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” nằm trong Tắt đèn được coi là tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, tiểu thuyết là một bức tranh xã hội cũ, một xã hội mà con người phải chịu áp bức bóc lột mạnh mẽ, một xã hội thối nát và đáng lên án. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh chị Dậu, một người đàn bàn chịu thương chịu khó một người nông dân nghèo đang trong mùa nộp sưu, nộp thuế, hình ảnh đó nổi lên điển hình một cuộc sống khó khăn, bần cùng của người nông dân khi bị chính cái chế độ thực dân áp đặt lên, cùng tồn tại song song là hình ảnh người nhà lí trưởng, chính những con người như thế đã đem lại cuộc sống bần cùng của người nông dân, một bộ phận hống hách coi tính mạng người nông dân như cỏ rác, coi trọng đồng tiền hơn tất cả những thứ khác. Và con người nông dân phải gắng gượng vô cùng trong một xã hội như thế, sự gắng gượng của chị trong cái chế độ đó cũng không gánh nổi suất sưu cho chồng, rồi cắn răng chịu đựng khi phải bán chính đứa con của mình đi. Thông qua tác phẩm nhà văn đưa đến người đọc cái nhìn cụ thể nhất về số phận con người trong xã hội cũ qua những hình ảnh đối lập, dành tình cảm yêu thương vô cùng đối với những người bị áp bức bóc lột vô lí, với phong cách hiện thực phế phán tác giả đã cho thấy phong cách văn chương của mình khi gửi đến người đọc.
Nguồn: Sưu tầm
Chủ đề 1. Khám phá một số đặc điểm của bản thân
Chương I. CƠ HỌC
SOẠN VĂN 8 TẬP 2
Chương 1. Chất - Nguyên tử - Phân tử
Chủ đề 3. Sống có trách nhiệm
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8