PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

Tóm tắt mục III. Xu thế hòa hoãn Đông Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mục 1
Mục 2
Mục 3
ND chính
Câu 5
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Mục 1
Mục 2
Mục 3
ND chính
Câu 5

Mục 1

1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông - Tây

- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô - Mỹ.

- Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

- Năm 1972, Xô - Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1 (Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.

- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Âu.

- Từ 1985, nguyên thủ Xô - Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, khoa học - kĩ thuật, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.

Lễ kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1972)

Mục 2

2. Chiến tranh lạnh kết thúc

Tháng 12/1989, tại Manta (Địa Trung Hải), Xô - Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” để ổn định và củng cố vị thế của mình.

* Nguyên nhân khiến Xô - Mỹ kết thúc “Chiến tranh lạnh”

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.

- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu,...

+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ dẫn tới xu thế hợp tác xuất hiện trên thế giới.

+ Sự suy giảm về kinh tế, đặc biệt là Liên Xô.

+ Liên Xô và Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

Tổng thống Mĩ G. Buso (cha) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goocbachop tuyên bố chấm dứt chiến tranh (tháng 12/1989)

Mục 3

3. Ý nghĩa: chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Apganistan, Campuchia, Namibia…

ND chính

Câu 5

Sơ đồ tư duy Xu thế hòa hoãn Đông Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?

Bài giải cùng chuyên mục

Tóm tắt mục I. Mâu thuẫn Đông-Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô-Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
Tóm tắt mục II. Sự đối đầu Đông-Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.
Tóm tắt mục IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh Sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng kéo dài, đến những năm 1989-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết.
Xem thêm
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi