/

/

Các vị quân vương của Đại Việt đã startup như thế nào?

Admin FQA

22/09/2023, 16:27

1293

1. Vua Đinh Tiên Hoàng  (? - 979)

Đinh Tiên Hoàng hay còn được gọi là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đây là một trong những vị Hoàng đế có công lao lớn trong việc thống nhất giang sơn, lập nên nước Đại Cồ Việt và dựng xây kinh đô Hoa Lư. Triều Đinh trị vì trong giai đoạn lịch sử từ năm 968 đến năm 979. Ông đã lấy tên húy là Đinh Bộ Lĩnh. 

Thời niên thiếu, Bộ Lĩnh có tài bơi lội xuất chúng, thường lặn xuống lòng sông sâu để bắt cá, bắt ba ba. Bộ Lĩnh cùng các bạn mục đồng chăn thả trâu quanh vùng và bày ra các “trò chơi”. Nổi tiếng là trò “Tập trận cờ lau” (đám trẻ trâu chia làm hai phe để “tác chiến”, lấy bông lau làm cờ). Các cuộc tập trận thường diễn ra ở Thung Lau - nơi đây là thung lũng giữa các núi non quê nhà.

Khi trưởng thành, là một trang tuấn kiệt, cũng vào thời buổi mà giang sơn đất nước bị xâu xé, loạn lạc bởi mười hai sứ quân. Bộ Lĩnh đứng ra tụ hội các nghĩa quân dũng sĩ của mình cùng đứng lên mưu nghiệp lớn. Nghĩa quân của Bộ Lĩnh hợp cùng nghĩa quân của Tướng công Trần Lãm (tỉnh Thái Bình ngày nay) quật cường, mưu lược dẹp yên nạn sứ quân bấy giờ, thống nhất được xã tắc.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định quốc hiệu là Thái Bình, lập dựng kinh đô Hoa Lư (nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Đây là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta - với những dấu ấn quan trọng về lịch sử - văn hóa.

 

2. Vua Lê Hoàn (941 - 1005)

Theo bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư, câu chuyện ra đời của vua Lê Hoàn đã có khá nhiều điều lạ. Mẹ vua họ Đặng, từ khi mới có thai, nằm mơ thấy trong bụng nở ra hoa sen, một chiếc kết thành hạt, bà lấy chia cho mọi người ăn, mà chính mình thì không ăn.

Khi sinh ra vua, thấy tướng mạo con khác thường, nhớ lại giấc mơ, bà mới nói rằng: “Đứa bé này lớn lên, sợ ta không kịp hưởng lộc của nó”. Vài năm sau, cha mẹ mất, Lê Hoàn sống mồ côi, may thay có viên quan sát họ Lê thấy tướng mạo khác thường nên nhận ông làm con nuôi.

Lớn lên, Lê Hoàn theo Nam Việt Vương Đinh Liễn, rồi được Đinh Tiên Hoàng phong lên đến chức Điện tiền chỉ huy sứ. Đến khi Đinh Tiên Hoàng bị hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi, lại gặp quân Tống sang xâm lược, lúc ấy các tướng trong triều liền tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Từ khi trị vì, ông có nhiều chiến công như đánh tan quân Tống, quân Chiêm, trong nước bình an vô sự. 

Bên cạnh đó, ông luôn khuyến khích nhân dân theo nghề nông nghiệp, mùa xuân, Lê Hoàn đi cày ruộng tịch điền ở Đọi Sơn, cày ra một chĩnh vàng nhỏ, rồi lại cày ở núi Bàn Hải, được một chĩnh bạc nhỏ. 

Năm 990, vua Tống lại cho một đoàn sứ giả sang ta, mang theo chiếu thư phong thêm cho Lê Hoàn hai chữ “Đặc tiến". Sử sách nhà Tống ghi lại chuyện đi sứ cho biết, vua Lê Hoàn thể hiện nhiều sở thích rất kỳ lạ. Mở tiệc chiêu đãi sứ thần nhà Tống, vua Lê Hoàn cho đặt yến tiệc tại bãi sông, để chủ và khách vừa ăn yến, vừa xem múa hát, lấy trò bắt cá làm vui. Giữa bữa yến tiệc, Lê Hoàn tuy là vua, nhưng tự cởi mũ áo, bỏ giày, đi chân không lội xuống nước đâm cá.

Có thể thấy, vì xuất thân khác thường so với các vị vua khác nên ông thấu hiểu được cuộc sống vất vả, khó khăn đến nhường nào, bởi vậy mà ông trân quý những điều giản dị, đời thường nhất trong cuộc sống.

 

3. Vua Lý Công Uẩn (974 - 1028)

Vua Lý Công Uẩn có xuất thân mang những nét đầy huyền bí. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại: “Vua họ Lý, húy Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Ninh. Người mẹ họ Phạm đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thân, sau đó về có chửa, sinh Vua vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ năm (947), thời Đinh”. Ngoài ra, cùng sách đó có nhắc đến “Vua sinh ra mới ba tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi” và đặt tên là Lý Công Uẩn.

Công Uẩn khôi ngô, rắn rỏi và rất thông minh nên được cha nuôi hết lòng chăm sóc, dạy bảo. Mới sáu, bảy tuổi, Công Uẩn đã thông thuộc kinh sử nhưng lại khá tinh nghịch. Nhân thấy Công Uẩn như vậy, Khánh Văn liền gửi Công Uẩn sang học với sư Vạn Hạnh bên chùa Lục Tổ.

Sách Thiên Nam ngữ lục cho biết, năm 20 tuổi, Lý Công Uẩn được Vạn Hạnh tiến cử vào triều. Ngài bắt đầu sự nghiệp bằng việc đi làm võ tướng dưới thời Tiền Lê, giữ chức Điện tiền quân và giữ chức Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005- 1009).

Như vậy, quãng thời gian Công Uẩn chịu sự giáo dưỡng, rèn cặp của nhà sư Vạn Hạnh kéo dài khoảng 12 đến 13 năm đã giúp Lý Công Uẩn trở thành một người có học vấn và trí tuệ hơn người, có lòng yêu nước sâu sắc. 

Khi lên ngôi, Lý Thái Tổ là một vị vua hiền từ, rất lo cho dân. Với cương vị Hoàng đế sáng lập vương triều, nhà vua trước hết lo xây dựng vương triều, củng cố chính quyền trung ương. Bộ máy hành chính được xây dựng có quy củ, cả nước chia làm 24 lộ, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên. Nhà vua đặc biệt chăm lo xây dựng cơ sở xã hội, chính trị, tư tưởng cho vương triều.

Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh tan. Trong lịch sử dân tộc, Lý Thái Tổ đã làm nên một việc lớn, tạo dựng một mốc son lịch sử- đó là quyết định dời đô về Thăng Long. Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. Việc định đô ở Thăng Long vào năm 1010 của Lý Thái Tổ là cột mốc lớn mở đầu lịch sử Thăng Long – Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt của lịch sử đất nước.

 

4. Vua Trần Thái Tông (1218 - 1277)

Theo cuốn Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép, rằng: “Một hôm, Cảnh lúc ấy 8 tuổi phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng thấy thế làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng trên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh..”.

Trò đùa con trẻ đã bị người lớn tính kế, Trần Thủ Độ bàn với chị họ là Thái hậu Trần Thị Dung thực hiện cuộc “đảo chính cung đình” với việc làm táo bạo bằng cách đem hết gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Sau đó Trần Thủ Độ sai quân lính của mình đóng chặt cửa thành và các cửa cung, cử người coi giữ nghiêm ngặt, các quan xin vào chầu vua nhưng không được chấp thuận. Khi hoàng cung đã bị phong tỏa, triều thần nhà Lý không ai có phản ứng gì bởi họ Trần giữ Nữ hoàng và Thái hậu như con tin của mình. Tiếp đó Trần Thủ Độ liền cho loan báo rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”. Như vậy, Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh đã nên duyên vợ chồng.

Tháng 11/1225, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Sau đó 1 tháng, bà trao hoàng bào cho chồng ở điện Thiên An, triều đại nhà Lý tồn tại 216 năm chính thức chấm dứt. Sau đó Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng Thiện Hoàng. Sử sách gọi ông là Trần Thái Tông. Lý Chiêu Hoàng được phong làm Hoàng hậu, đổi hiệu là Chiêu Thánh.

 

5. Vua Lê Thái Tổ (1385 - 1433)

Lê Thái Tổ (tên thật là Lê Lợi) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nhiều thế hệ làm quân trưởng sản xuất ở Thanh Hóa, vô cùng giàu có và thế lực. Tuy nhiên nhiều thế hệ gia đình của ông lại là những người vô cùng thương dân và yêu nước. Vậy nên, Lê Lợi được giáo dục trong một môi trường lành mạnh, đã nuôi dưỡng ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc bên trong ông. 

Lê Lợi thời niên thiếu khôi ngô, tuấn tú khác thường, khi trưởng thành có thần sắc tinh anh của một vị đế vương. Nhiều người nhận định rằng chắc chắn sau này, ông sẽ làm được việc lớn, giúp dân tộc Đại Việt có thể thoát khỏi áp bức và đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi.

Có nhiều yếu tố đã giúp Lê Lợi trở thành vua Lê Thái Tổ. Một trong những yếu tố hàng đầu là hơn ai hết, ngay từ lúc còn “nương thân nơi hoang dã” đợi thiên thời, ông đã hiểu rằng, “một cây làm chẳng nên non”. Và ngay sau khi lên ngôi năm Mậu Thân (1428), ông cũng đã nghĩ ngay tới việc chiêu hiền đãi sĩ. 

Tháng 5 năm Kỷ Dậu (1429), vua Lê Thái Tổ ban biển ngạch công thần cho 93 người có công lớn trong kháng chiến. Rồi nhà vua đã ra lệnh chỉ rằng “những văn võ hào kiệt nào còn bị bỏ sót, hoặc bị chìm đắm chưa có chức tước gì, hoặc không được ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén, vùi dập, thì đến ngay chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến, nếu xét thực có tài đức thì tâu trình để cất nhắc sử dụng, không cứ là ngụy quân hay sĩ thứ, cốt lấy tài đức là hơn”. Nhà vua còn ra thêm lệnh chỉ: “Quân nhân các phủ lộ và những người ẩn dật ở núi rừng, nếu ai quả thực thông kinh sử, giỏi văn nghệ thì đến ngày 28 tới sảnh đường trình diện, chờ đến ngày cho vào trường thi hội, người nào đỗ sẽ được tuyển dùng”. (Dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư).

 

6. Vua Mạc Thái Tổ (1483 - 1581)

Mạc Thái Tổ (tên thật là Mạc Đăng Dung) là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra triều đại Nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện đánh dẹp các thế lực chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của những người ủng hộ Nhà Lê, thành lập Nhà Mạc và cứng rắn chống lại với những thế lực phò vua Lê ở Thanh Hóa.

Mạc Đăng Dung thời trẻ nhà nghèo, làm nghề đánh cá, lớn lên dưới thời vua Lê Uy Mục có tuyển võ sĩ, được sung vào đội túc vệ, giữ việc cầm dù theo xe vua. Ông bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu Võ trạng nguyên. Trong khoảng 20 năm, nhờ tài thao lược và mưu trí, Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm 1527 khi được thăng tới chức Thái sư tước An Hưng vương thời Lê Cung Hoàng. Trong khoảng thời gian chưa đầy 30 năm ấy, từ một thường dân áo vải không có thế lực bảo trợ đúng nghĩa, Đăng Dung đã đạt tới mức quyền lực cao nhất dưới thời quân chủ của Việt Nam. 

Dưới thời Lê sơ, ông đã lần lượt được phong tước bá (Vũ Xuyên bá), hầu (Vũ Xuyên hầu), công (Minh quận công rồi Nhân quốc công), vương (An Hưng vương). Với vai trò là người khai lập ra triều Mạc, ông lần lượt làm vua, thái thượng hoàng, cũng như quyền nhiếp chính khi con trai cả kế ngôi của ông là Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) đột ngột qua đời. 

 Có thể thấy những điều này một lần nữa khẳng định về năng lực của ông, chứ không phải chỉ tiến thân nhờ sức mạnh cơ bắp kiểu võ biền mà đạt được. Xuất thân hàn vi, lập thân bằng đường binh nghiệp, Đăng Dung là người có công đầu trong việc tạo lập lại thế ổn định và đà phát triển của xã hội cũng như chính trường Đại Việt sau hơn 20 năm hỗn loạn đầu thế kỷ XVI.

 

7. Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc (1743 – 1793)

Nguyễn Nhạc hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị hoàng đế sáng lập ra Nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788, lấy niên hiệu là Thái Đức, thường gọi là Thái Đức Đế.

Trong phong trào Tây Sơn, Nguyễn Nhạc là người có công đầu tiên, cũng là người có công lớn nhất. Ông đã khôn khéo đi từng bước chắc chắn từ thấp lên cao, từ đơn giản đến nâng cao và hoàn thiện. Kho tàng truyền thuyết dân gian ở Tây Sơn và những ghi chép của chính sử đã cho thấy rằng, quá trình chuẩn bị của Nguyễn Nhạc ở Tây Sơn vừa rất công phu vừa đạt tới trình độ nghệ thuật rất xuất sắc. Ông là người hiểu dân, một sự hiểu biết không phải chỉ dừng lại ở sự cảm thông sâu sắc về bao nỗi bất công và oan ức bởi ách thống trị hà khắc của giai cấp phong kiến đương thời/ Nhờ sự hiểu biết quý báu đó, ông đã nghĩ ra được nhiều biện pháp phong phú khác nhau để tập hợp và huy động sức mạnh cũng như trí tuệ của nhân dân.

Trước khởi nghĩa Nguyễn Nhạc là người buôn bán trầu dọc Sông Kon. Trầu thì từ Thượng nguồn đưa xuống, cá chuồn mắm muối gửi lên. Trong giai đoạn buôn bán như vậy, Nguyễn Nhạc kết thân với rất nhiều người giàu và nghèo. Theo một số tài liệu lịch sử chép: “Khi khởi nghĩa, ông được đồng bào Tây Nguyên giúp sức, trong đó có sự tham gia của những nông dân nghèo mà Nguyễn Nhạc giúp đỡ và những tiểu thương giàu có cùng buôn bán với ông”.

Có thể nói, Nguyễn Nhạc luôn đứng về phía dân chúng, đã biết nương theo sự chống đối của dân chúng trước chế độ thuế má khắt khe, rồi bằng uy vọng với dân chúng, bằng thói quen tổ chức và óc chỉ huy kỳ cựu khi còn đi buôn trầu, ông đã tập hợp dân chúng lại để thực hiện mục đích của mình.

 

8. Vua Gia Long (1762 - 1820)

Vua Gia Long (tên thật là Nguyễn Phúc Ánh) là con trai thứ ba của hoàng tử Nguyễn Phúc Luân với bà Nguyễn Thị Hoàn, và là cháu nội của Chúa Nguyễn Phúc Khoát. 

Sự may mắn của vua Gia Long có thể nói là cực kỳ lớn. Câu chuyện vị vua đầu triều Nguyễn này nhiều lần thoát chết ngoạn mục, điểm sơ qua vài sự kiện để minh chứng điều mà ai cũng nói “Số ông ấy là phải làm Vua” không ai cản được.

Vào năm 1777 cả gia tộc bị thảm sát, mình Nguyễn Ánh sống sót. Nguyễn Ánh thiếu thốn đủ thứ, chỉ còn biết cầu nguyện. Trong lúc tuyệt vọng ấy, ông dùng gươm cắm sâu xuống khe đá. Chỗ mũi kiếm cắm xuống đá nứt ra nước ngọt từ dưới lòng đất tuôn ào ạt. Chưa hết, cá ở đâu từ biển nổi lên trên mặt nước vô số kể, giúp Ánh có lương thực để chống đói. 

Rồi có lúc ông phải sống như ăn mày, Nguyễn Văn Thành (người thân cận nhất với Nguyễn Ánh) chấp nhận dẹp bỏ sĩ diện của một người nho nhã, đi làm cướp để nuôi ông đến nỗi bị dân đánh suýt chết.

Sóng gió cuộc đời ông vẫn chưa dừng lại tại đó, Nguyễn Ánh có những lần bị Nguyễn Huệ đánh cho tơi bời, sau lần thua trận ấy, ông lại liên tiếp bị đánh bại 2 trận lớn ở Cần Giờ và Đồng Tuyên, các tướng chủ chốt mỗi người chạy một ngả. Nguyễn Ánh chạy đến Lật Giang thì không có thuyền phải cưỡi trâu qua sông. Sau đó lênh đênh trên biển mấy ngày, sắp chết khát thì gặp lúc... sông Cửu Long đổ nước ngọt ra khơi,..

Năm 1792, vua Quang Trung mất, nội bộ nhà Tây Sơn suy yếu, lợi dụng cơ hội đó Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn. Năm 1802 ông chính thức lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại quân chủ mới - Triều Nguyễn. Ông là người có đóng góp không nhỏ trong việc thống nhất giang sơn, kết thúc cuộc nội chiến liên miên nhiều thế kỷ ở Việt Nam.

Có thể nói cuộc đời Nguyễn Ánh là sự nghiệp của một võ tướng trên lưng ngựa. Sau cuộc chiến hơn 25 năm với Tây Sơn, ông đã phải bôn ba, tẩu thoát đầy gian nan cùng với gia tộc chúa Nguyễn để khôi phục ngôi vị. Cho đến nay có khá nhiều quan điểm trái ngược về Nguyễn Ánh, nhiều người cho rằng ông bắt tay với Xiêm La, Pháp và nhà Thanh để chống lại Tây Sơn. Việc cầu viện ngoại bang nhằm khôi phục vương quyền đã khiến Nguyễn Ánh bị chỉ trích rất nhiều. Tuy nhiên khách quan mà nói, ông là người có đóng góp không nhỏ trong việc thống nhất giang sơn, kết thúc cuộc nội chiến liên miên nhiều thế kỷ ở Việt Nam.

Bình luận (2)
Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tài ^_∨ Xỉu👒🏴‍☠️🇧🇫🇻🇳

Cũng đc đó nhá.

I like it so kuch

thumb up

3

thumb down

0

1 câu trả lời

Bài viết liên quan
new
1 phút nắm trọn cách sử dụng câu với "Now"

Trong thế giới của các trạng từ chỉ thời gian, từ “now” chắc chắn là một trong những từ đầu tiên chúng ta tiếp xúc và nhớ mãi. Nhưng liệu khi nào chúng ta nên sử dụng từ này và nó đại diện cho thì nào? Hãy cùng FQA.vn khám phá ngay về “now” và cách sử dụng nó một cách chính xác và linh hoạt nhất trong các câu. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngữ cảnh sử dụng của từ “now”, mà còn giúp nâng cao khả năng diễn đạt của bạn trong giao tiếp tiếng Anh!

Admin FQA

25/04/2024

new
Top 4 web tra phiên âm tiếng Anh miễn phí và chính xác nhất

Đã bao giờ bạn đã cảm thấy tự ti khi phát âm sai một từ và không được ai sửa chữa? Hay khi những từ cùng chữ vẫn lại được phát âm khác nhau, liệu có khiến bạn bối rối không? Nếu câu trả lời là có, thì bạn không phải một mình. Đây là thời điểm tuyệt vời để khám phá thế giới của các từ điển trực tuyến, giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu hoàn hảo hóa phát âm tiếng Anh của mình! Dưới đây là bốn nguồn tài nguyên trực tuyến được FQA.vn đánh giá cao, mang lại cho bạn những tính năng độc đáo và hữu ích trong quá trình học tập.

Admin FQA

25/04/2024

new
Những điều cần biết về kì thi IOE

Tìm hiểu về cuộc thi IOE tiếng Anh với FQA.vn! Đăng ký tài khoản và khám phá tri thức, cơ hội thể hiện bản thân và phát triển kỹ năng tiếng Anh. Đừng bỏ lỡ! Hãy khám phá chi tiết về cuộc thi IOE tiếng Anh, nơi mà các bạn học sinh sẽ được đắm chìm trong các vòng thi hấp dẫn. FQA.vn sẽ giúp bạn hiểu hết về quy trình đăng ký tài khoản, mở ra cánh cửa khám phá tri thức đầy màu sắc và hứng thú. IOE sẽ mang đến cơ hội cho các bạn học sinh thể hiện bản thân và phát triển kỹ năng tiếng Anh của mình.

Admin FQA

25/04/2024

new
Tất tần tật về Câu hỏi đuôi: Định nghĩa, cách sử dụng và ví dụ

Bạn đã biết câu hỏi đuôi là gì chưa? Đừng lo lắng về vấn đề này nữa! FQA.vn sẽ chỉ cho bạn tất cả những gì bạn cần biết về câu hỏi đuôi trong tiếng Anh. Bạn có biết câu hỏi đuôi là gì không? Chúng là những câu hỏi thêm vào cuối câu để xác nhận hoặc nhấn mạnh điều gì đó. Vấn đề này khiến nhiều người cảm thấy bối rối vì có nhiều cách sử dụng khác nhau. Nhưng đừng lo, trang web FQA.vn có bài viết chi tiết về chủ đề này. Họ sẽ giải thích rõ ràng về cấu trúc và cách sử dụng của câu hỏi đuôi trong tiếng Anh. Hãy cùng đọc và thử thực hành để hiểu rõ hơn nhé!

Admin FQA

25/04/2024

new
Câu cầu khiến trong tiếng Anh: Định nghĩa, phân loại, cách sử dụng và ví dụ

Muốn hiểu sâu về cấu trúc câu cầu khiến tiếng Anh? FQA.vn đã sẵn sàng giải thích chi tiết, giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ này. Khám phá ngay! Hiện nay, việc hiểu về cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh là rất quan trọng. Tuy nhiên, cấu trúc này có nhiều dạng khác nhau, gây khó khăn cho người học. Trong bài viết này, FQA.vn sẽ giải thích một cách chi tiết nhất về cách sử dụng câu cầu khiến trong tiếng Anh. Bằng cách này, bạn sẽ có thêm kiến thức và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh. Hãy cùng tham khảo để nắm vững chủ đề này!

Admin FQA

25/04/2024

new
Những điều cần phải biết về cấu trúc Not only But also

"Not only but also" là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh đầy mê hoặc, tồn tại với sự phổ biến không hề nhỏ, đặc biệt là trong các bài thi học thuật. Đây không chỉ là một chủ đề ngữ pháp phức tạp mà còn là điểm nhấn thú vị đối với những ai muốn vươn xa hơn trong việc hiểu sâu về ngôn ngữ. Hãy cùng FQA khám phá cách sử dụng và ý nghĩa chi tiết của cấu trúc "Not only but also" trong bài viết dưới đây.

Admin FQA

25/04/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi