/

/

“Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử: Dàn ý chi tiết siêu ngắn gọn!

Admin FQA

11/01/2023, 22:30

2296

Nhắc đến Hàn Mặc tử, hẳn các em sẽ nghĩ ngay đến tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của ông. Không chỉ là bài thơ nổi tiếng của tác giả, mà tác phẩm này còn thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra Văn. 

Muốn làm tốt đề văn về tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”, các em trước hết cần hiểu rõ về bài thơ, và tác giả. Hãy đọc lại bài chia sẻ trước đó của Admin! Lập dàn ý “Đây thôn vĩ dạ” - Hàn Mặc Tử cần có những thông tin gì?

Sau khi nắm rõ các thông tin trên, các em có thể bắt tay vào lập dàn ý chi tiết cho bài thơ này. Hãy cùng Admin lập dàn ý chi tiết siêu ngắn gọn cho các đề Văn về tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” nhé!

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn trích.

Hàn Mặc Tử - Nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho phong trào Thơ mới 1932 – 1940. “Đây thôn Vĩ Dạ”, một trong những bài thơ được biết đến nhiều nhất của tác giả. Mở đầu khổ 1 bài thơ là khung cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng thôn Vĩ Dạ, nơi mối tình đầu của tác giả đang sinh sống. 

Thân bài

  • Nhắc lại nội dung tác phẩm, các thông tin về tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nhan đề.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

  • Bức tranh thiên nhiên xứ Huế:
  1. Câu thứ nhất vừa là lời hỏi, vừa là mời mời, vừa là lời than trách nhẹ nhàng. Đây là lúc đang giả đang phân thân thành người con gái nơi thôn Vĩ để hỏi chính mình. Câu thơ thứ nhất có 7 chữ nhưng dùng đế 6 thành bằng - Nhấn mạnh vào nỗi buồn, sự tiếc nuối của tác giả. 
  2. Tác giả đã quên đi nơi mình từng gắn bó, bỏ qua một địa danh với phong cảnh hữu tình như thôn Vĩ. Thôn vĩ có những hàng cau thẳng tắp, vươn mình trong ánh nắng ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết. Điệp từ “nắng”
  3. Thiên nhiên xung quanh xanh mướt, mơn mởn. “mướt” - Tính từ gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật. 
  4. “xanh như ngọc” - Hình ảnh so sánh, nhân hóa mang đến cảm giác về một làng quê yên bình, trù phú.

=> Nơi thôn Vĩ thiên nhiên vô cùng nên thơ, cảnh sắc chan hòa, ngay cả thời tiết cũng luôn “dịu dàng” như chính con người nơi xứ Huế. Càng như vậy, càng cho thấy sự tiếc nuối của tác giả khi không được trở lại nơi đây. Phải yêu và mong mỏi như thế nào mới có thể miêu tả thiên nhiên chân thực, sống động như vậy. 

  • Con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng.
  1. “Mặt chữ điền” - Hình dạng chất phác, đôn hậu, dáng mặt khá quen thuộc ở người Việt Nam. Theo quan niệm của ông cha, những người mặt chữ điền sẽ có số giàu sang và phú quý. 
  2. Lá trúc - Thiên nhiên là cái nền tươi sáng, càng tôn lên nét đẹp tự nhiên của con người xứ Huế

=> Giữa thiên nhiên, hình ảnh con người chợt xuất hiện. Tuy nhiên, không hề đường đột mà còn tạo cảm giác bình yên cho bức tranh thiên nhiên. Qua đó còn thấy được tình cảm của tác giả dành cho con người nơi thôn Vĩ. 

  • Đặc sắc nghệ thuật
  1. Ngôn ngữ miêu tả vô cùng gợi hình
  2. Bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng
  3. Sử dụng câu hỏi tu từ điêu luyện
  4. Các phép điệp từ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác...

Kết bài

  • Nêu cảm nhận về khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Chỉ với 4 câu thơ Hàn Mặc Tử đã gợi lên trước mắt người độc về một bức tranh thiên nhiên thơ mộng nơi xứ Huế. Bên cạnh đó là những con người địa phương chất phác, đôn hậu. Người đọc như được hóa thân thành nhân vật chữ tình, hiểu rõ cảm giác tiếc nuối khi không còn cơ hội quay lại nơi thôn Vĩ của tác giả. Qua đó, ta còn thấy được tình cảm, sự mến mộ đặc biệt của tác giả dành cho thôn Vĩ

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Dù sự nghiệp ngắn ngủi, nhưng Hàn Mặc Tử cũng đã để lại cho đời những áng văn thơ hay. Một trong những sáng tác tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả có lẽ chính là Đây thôn Vĩ Dạ nằm trong tập “Thơ điên” của tác giả. Bức tranh thiên nhiên của thôn Vĩ được thể hiện rõ nhất qua khổ 2 của bài thơ.

Thân bài

  • Giới thiệu sơ qua về nội dung tác phẩm
  • Nhắc lại nội dung khổ 1: Ở khổ một tác giả đã xây dựng lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế dịu dàng, thơ mộng. Tiếp tục, bức tranh thiên nhiên được khắc họa rõ hơn trong khổ 2 của bài thơ

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?”

  • Khổ 2 của bài thơ là bức tranh nhưng nhuốm màu tâm trạng người thi sĩ
  1. Thiên nhiên được mở rộng hơn với mây, gió trên bầu trời. Tuy nhiên nghịch lý chính là “Gió theo lối gió, mây đường mây” Trong khi đây là 2 sự vật dính liền không thể tách rời nhau. Dường như liên hệ cùng tác giả và người con gái mối tình đầu. Dù yêu nhau, nhưng chẳng thể đến để ở cạnh nhau
  2. Không chỉ bầu trời, mà mặt nước, con sông, vườn cây cũng bị “buồn” theo tâm trạng tác giả. Mặt nước không muốn di chuyển, “buồn thiu” , hoa bắp lay nhẹ, muốn níu giữ nhưng nhẹ nhàng, không thể
  3. Trong không gian hư ảo là hình ảnh của nhân vật chữ tình như nhìn thấy bến cảng với con thuyền đang đậu ở sông trăng. Không gian hư hư ảo ảo, không thật dường như chỉ có trong trí tưởng tưởng của tác giả. “Trăng” - Hình ảnh thể hiện cho tình cảm, yêu thương
  4. Câu hỏi cuối khổ 2 như dấu chấm cho phần miêu tả thiên nhiên, đồng thời cũng thể hiện ước mong, nguyện vọng của tác giả. Liệu tác giả còn có cơ hội để ngắm nhìn những cảnh vật thơ mộng này một lần nữa không?
  • Nghệ thuật:
  1. Nhân hóa, diễn tả sự chia lìa, tan rã
  2. Câu hỏi tu từ
  3. Bút pháp tượng trưng thể hiện sự khao khát hạnh phúc

Kết bài

  • Nêu cảm nhận của em về khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Nếu ở khổ 1, ta chỉ có thể ”mơ hồ” cảm nhận tâm trạng của tác giả, thì khổ 2 điều này được thể hiện vô cùng rõ nét. Tất cả những gì tác giả viết đều như đang “kêu gào”, “tha thiết” muốn bày tỏ sự buồn thương, tiếc nuối, khao khát muốn được đến thôn Vĩ để tận mắt ngắm nhìn thiên nhiên, và gặp lại người con gái mình yêu. 

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung 2 khổ thơ đầu

Hàn Mặc Tử nổi tiếng là nhà thơ điên, với cách cảm và viết thơ độc đáo. Phong cách thơ của ông là lòng ham sống, yêu thiên nhiên tha thiết. Đây thôn Vĩ Dạ là một minh chứng rõ nhất cho phong cách thơ của Hàn Mặc Tử. Đặc biệt, ở 2 khổ đầu của bài thơ, độc giả càng có thể thấy rõ hơn về phong cách sáng tác của ông. 

Thân bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Lấy cảm hứng từ thôn quê, nơi mối tình đầu của Hàn Mặc Tử đang sống - thôn Vĩ, nơi xứ Huế
  • Ý nghĩa nhan đề: Cho thấy sự gần gũi, thân thiết, tin yêu của tác giả dành cho địa danh trong bài thơ. Không phải “Thôn Vĩ Dạ”, mà cách từ từ “Đây thôn Vĩ Dạ” cho tác giả vô cùng yêu mến nơi đây, coi nơi đây như vùng đất bình yên, thân thuộc với chính mình. 
  • Phân tích khổ 1 (Xem dàn ý bên trên)
  • Phân tích khổ 2 (Xem dàn ý bên trên)
  • Nghệ thuật
  1. So sánh, nhân hóa, điệp tư
  2. Câu hỏi tu từ (ở cả 2 khổ)
  3. Cách hành văn độc đáo

=> Chỉ với 2 khổ thơ nhưng cho thấy được cả một bức tranh thiên nhiên xứ Huế đẹp và thơ mộng. Bên cạnh đó là con người xứ Huế thân thiện, đôn hậu. Người đọc như cảm nhận được trong ý thơ có 2 con người đang đối đáp nhau: tác giả - phân thân tác giả (hóa thân thành người con gái nơi thôn Vĩ)

Kết bài

Cảnh vật trong thơ Hàn Mặc Tử như mang theo tâm trạng của con người khi ngắm nhìn. Phải tinh tế và sâu sắc, cũng như có một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết mới có thể tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp như thế. Qua đó, ta còn cảm nhận được tâm tình, dư vị hoài niệm, niềm khao khát được quay lại chốn xưa của tác giả. 

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung khổ 3

Hàn Mặc Tử là một cây thơ tài năng như “bạc mệnh” của nền văn học Việt Nam. Tuy chịu nhiều đau thương nhưng hồn thơ của ông lại luôn dồi dào nguồn cảm hứng sáng tạo. Dường như khao khát sống luôn mãnh liệt trong lòng tác giả. Điều này có thể thấy rõ hơn trong khổ 3 của bài “Đây thôn Vĩ Dạ” được tác giả sáng tác vào năm 1938 in trong tập “Thơ điên”

Thân bài

  • Nhắc lại nội dung khổ 1, 2: Bức tranh thiên nhiên và con người nơi xứ Huế
  • Nội dung khổ 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình, cũng như niềm khát khao được sống, được giao hòa cùng với thiên nhiên và con người ở xứ Huế của tác giả

“Mơ khách đường xa, khách đường xa,

Áo em trắng quá nhìn không ra...

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,

Ai biết tình ai có đậm đà?”

  • Cả đoạn thơ là tâm trạng của nhân vật trữ tình:
  1. Hình ảnh “khách đường xa” - Điệp từ càng làm tôn lên sự xót xa của tác giả. Qua đó cũng cho thấy trước lời mời của cô gái, tác giả chỉ là khách đường xa. Dường như khoảng cách trong tâm tưởng nhà thơ và thế giới thực quá xa. Đó cũng là khoảng cách của hai thế giới thôn Vĩ - nhà thương Quy Hòa nơi tác giả đang sống. 
  2. “Áo em trắng quá”, “sương khói”, “mờ”: Tất cả đều là những hình ảnh mờ ả, khó nắm bắt. Dù là con người, hay cảnh vật nơi xứ Huế dường như đều quá tầm với của tác giả. “trắng quá” bật lên sự bất lực về thị giác, bất lực  không thể nhìn rõ. Cũng như sự trói buộc về thân thể và tâm hồn của một trái tim khi phải xa cách cuộc sống thực ngoài kia.
  3. “Ở đây”: Tác giả mông lung không biết “ở đây” là không gian hiện thực nơi xứ Huế hay là không gian tâm tưởng, không gian nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương, tuyệt vọng.
  4. Từ Hán – Việt (nhân ảnh): dường như chính là dự cảm về chính cuộc đời của tác giả.
  5. Tiếp tục là một câu hỏi tu từ được sử dụng. Đây không là câu hỏi mà chỉ gợi lên chút hoài nghi. Đại từ phiến diện “ai” - mở ra ý nghĩa của câu thơ

=> Cả đoạn thơ là tình cảm tha thiết, đậm đà của tác giả dành cho con người, cảnh vật thôn Vĩ. Nhưng trong nỗi niềm yêu mến đó còn chứa đựng nỗi xót xa, cô đơn, trống vắng

  • Nghệ thật
  1. Điệp ngữ (khách đường xa, ai) - Tất cả đều dùng để nhấn mạnh về tâm trạng, cảm xúc của tác giả -> tác giả dường như muốn gặp lại người xưa, cảnh cũ, (khách đường xa) nhưng thực tại lại vô vọng, không thể thực hiện được (khách đường xa). Ai (1) đại từ phiếm chỉ - ai (2) đại từ -> Gợi cảm giác vô định và hoài nghi của nhân vật trữ tình.
  2. Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?”: hỏi mình, hỏi người. Gợi sự bất lực của tác giả khi không thể thoát khỏi thực tại. 
  3. Nhịp thơ 4/3 (Mơ khách đường xa\ khách đường xa) tạo ra sự khác biệt với luật thơ của những câu thơ thất ngôn.
  4. Ngôn từ trong sáng, giản dị, giàu sức tạo hình và có sức biểu cảm tinh tế.
  5. Nghệ thuật cực tả (sắc trắng)

Kết bài

  • Tóm lược lại ý chính của giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ thứ 3.

Khác với việc tập trung vào cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, khổ 3 của Đây thôn Vĩ Dạ chủ yếu tập trung vào cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ rõ hơn qua những biện pháp tu từ cho thấy sự phân thân, mông lung của tác giả, không phân biệt được giữa hiện thực và mộng ảo.

Mở bài

  • Giới thiệu ngắn gọn tác giả tác phẩm
  • Giới thiệu và cảm nhận về sự nghiệp, phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử.
  • Cảm nhận khái quát nhân vật trữ tình trong “Đây thôn Vĩ Dạ”

Hàn Mặc Tử luôn mang đến cho độc giả những cái nhìn mới mẻ về các sáng tác của mình. Trong mỗi bài thơ, người đọc như nhìn thấy được một khía cạnh khác trong con người của nhà thơ. Vậy, với bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” thì nhân vật trữ tình muốn gửi gắm điều gì đến độc giả? Tâm trạng của nhân vật trữ tình có thay đổi như thế nào trong suốt bài thơ? 

Thân bài:

  • Mở đầu bài thơ là tâm trạng khát khao được trở về với cuộc sống trần gian đầy tươi đẹp.
  1. Câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” không chỉ là câu hỏi mà còn là khao khát được quay trở thôn Vĩ một lần nữa của tác giả. 
  2. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở khổ 1 càng cho thấy khao khát nhớ nhung, tiếc nuối cuộc sống của tác giả
  • Đến khổ 3, tâm trạng của nhân vật trữ tình dần chuyển sang trạng thái cô đơn
  1. Nhân vật trữ tình phải chịu đựng nỗi đau bất hạnh: dù đang ở thời kỳ đẹp nhất của cuộc đời nhưng lại phải xa rời cuộc đời, xa rời tất cả những gì thân yêu nhất.
  2. Hình ảnh gió cuốn theo chiều gió/ mây trong mây gợi lên bi kịch cuộc đời tác giả.
  3. Vì đau đớn, tác giả chỉ có thể tìm đến ánh trăng để đồng hành, điều này thể hiện sự cô đơn và tuyệt vọng của tác giả.
  4. Nhưng ánh trăng có thể không trở lại đúng lúc, khiến tác giả càng lộ ra lo lắng cùng bất an.

=> Nỗi cô đơn khiến Hàn Mặc Tử càng muốn được chia sẻ, giao lưu cùng mọi người. Nhưng dường như điều đó quá xa vơi

  • 2 câu cuối bài thơ, tâm trạng tác giả dần chuyển sang trạng thái nghi ngờ
  1. Tác giả rất ý thức về sự khác biệt giữa thế giới mình đang sống và thế giới của người khác. 
  2. Trong một thế giới như vậy, tác giả tự hỏi, "ai biết tình yêu của ai là dồi dào"?

=> Tâm trạng của nhân vật trữ tình có nhiều sắc thái, nhiều tầng lớp cảm xúc, thể hiện nhiều khía cạnh phức tạp.

Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
  • Nêu cảm nhận của bản thân

Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

Đây thôn Vĩ Dạ được trích trong tập “Thơ điên” của Hàn Mặc Tử. Cảm hứng sáng tác bài thơ được Hàn Mặc Tử lấy từ thôn Vĩ xứ Huế, nơi mối tình đầu Hoàng Cúc của tác giả đang sinh sống. Khi cả hai ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử phải lòng Hoàng Thị Kim Cúc. Sau khi trở lại Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bị ốm nên gửi cho anh một tấm bưu ảnh chúc anh mau bình phục. Từ đó, ông nhớ lại thời gian sống ở Huế và viết bài thơ này.

Thân bài

  • Phân tích khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.
  •  Phân tích khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.
  • Phân tích khổ cuối: Cảnh vật, con người đều chìm sâu vào mộng ảo.
  • Nghệ thuật tác phẩm

=> Qua bài thơ, người đọc thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Phải yêu đời, yêu cuộc sống đến nhường nào mới có thể tạo nên những vần thơ đậm đà, chan chứa tình quê đến thế. Ta còn cảm nhận được khao khát sống mãnh liệt của tác giả. Bệnh tật quấn thân cũng không làm tác giả chán đời, mà chỉ là Hàn Mặc Tử thêm “điên”, để tạo ra những áng văn mơ mơ, ảo ảo. 

Kết bài

Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh cuộn tuyệt sắc về cảnh vật và con người xứ Huế. Đồng thời mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để gửi gắm một cách tinh tế tình yêu quê hương đất nước. Hàn Mặc Tử từ giã cõi đời khi mới 28 tuổi.Tuy nhiên, dấu ấn trong thơ của ông để lại cho đời là một trái tim bốc lửa, hừng hực, một khát khao yêu và sống.

Trong đời thơ của mình, Hàn Mặc Tử đã để lại những bài thơ lạ lùng, siêu thực và khó hiểu. “Đây thôn Vĩ Dạ” vừa siêu thực, vừa gần gũi qua những bức tranh về phong cảnh và nhân vật xứ Huế. Đây là một trong những sáng tác thể hiện rõ nhất phong cách thơ của tác giả. 

Trên đây là những dàn ý chi tiết cho từng đề Văn liên quan đến bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Những dàn ý trên sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc viết bài phân tích tác phẩm. Các gợi ý trên khá ngắn gọn nên các em hãy cố gắng ghi nhớ và áp dụng vào để giải bài tập nhé!

Theo dõi Admin để biết thêm nhiều bài văn mẫu hay nào!

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Cụm động từ quen thuộc bắt đầu bằng chữ T mà bạn cần biết

Khám phá các cụm động từ quen thuộc bắt đầu bằng chữ "T" trong tiếng Anh, bao gồm định nghĩa và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng các cụm động từ này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cách dùng as soon as hay và chuẩn xác nhất

Tìm hiểu cách dùng cấu trúc “as soon as” trong tiếng Anh, bao gồm các dạng phổ biến và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cách dùng cấu trúc “in spite of” hay và chuẩn xác nhất

Khám phá cách dùng cấu trúc “in spite of” trong tiếng Anh, bao gồm các dạng phổ biến và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cách dùng suggest hay và chuẩn xác nhất

Khám phá cách dùng cấu trúc “suggest” trong tiếng Anh, bao gồm các dạng phổ biến và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cấu trúc “difficult” hay và chuẩn xác nhất

Khám phá cấu trúc “difficult” trong tiếng Anh, cách sử dụng và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết cung cấp hướng dẫn rõ ràng giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
Cách dùng cấu trúc Stop hay và chuẩn xác nhất

Tìm hiểu cách dùng cấu trúc “Stop” trong tiếng Anh, bao gồm các dạng phổ biến và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng cấu trúc này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi