/

/

Hướng dẫn soạn văn đoạn trích “Trao duyên” (truyện Kiều) - Nguyễn Du

Ms Smile

21/12/2022, 21:31

2421

“Trao duyên” - Đoạn trích khó khi học và phân tích trong tác phẩm truyện thơ Nôm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là một đoạn trích thường hay xuất hiện trong các đề kiểm tra môn Văn một tiết, thi học kỳ, hay kỳ thi học sinh giỏi… Để phân tích và cắt nghĩa đúng từ lớp ý nghĩa trong sáng tác của Nguyễn Du là điều không hề dễ. 

Ms Smile sẽ hướng dẫn các em các trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích đoạn trích này trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Nguyễn Du hay Truyện Kiều đều là những tác giả, tác phẩm lớn. Ngay tác giả, hay tác phẩm đã có thể trở thành một đề thi trong môn Văn. Vì vậy, ở phần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm các em cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng. Cụ thể:

Tác giả

- Nguyễn Du: (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên - Nhà văn, nhà thơ, đại thi hào của nền văn học Việt Nam

- Nguyễn Du sinh ra trong gia đình có truyền thống làm quan và văn học. Cha ông là Nguyễn Nghiễm cũng là một tài tử học rộng tài cao, làm đến chức tể tướng. Mẹ là con nhà quan lớn. Nguyễn Khản, anh trai cùng cha khác mẹ cũng làm quan có chức sắc trong triều đình. 

- Nguyễn Du cũng có những trải nghiệm sống vô cùng phong phú. Ông từ lang bạt 10 năm nơi đất Bắc để trải nghiệm cuộc sống dân dã, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người. Ông cũng được tiếp xúc với văn hóa Hán khi được cử sang Trung Quốc 2 lần. Lần một năm 1813, lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.

Nguyễn Du đại thi hào của Việt Nam

Không chỉ cuộc đời mà sự nghiệp của Nguyễn Du cũng vô cùng phong phú. Nhưng sáng tác tiêu biểu của ông bao gồm:

  • Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
  • Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
  • Các tác phẩm của Nguyễn Du đề thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả. Đó là sự cảm thông, sâu sắc về cuộc đời người dân, là sự đề cao giá trị nhân văn con người. Trong các tác phẩm của ông còn thể hiện sự lên án, tố cáo những bất công trong xã hội, những định kiến, thế lực đen tối chà đạp con người.

Tác phẩm

“Truyện Kiều” được biết đến như một trong những kiệt tác lớn của văn học dân tộc trong lịch sử. Tác phẩm là sự kết hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học, có giá trị nhân văn sâu sắc. Dựa trên bộ tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, câu chuyện diễn ra vào thời Minh Định Hoàng Đế ở Trung Quốc (1521-1567). Một số nhân vật trong tác phẩm đều có thật trong lịch sử.

Truyện Kiều là tác phẩm lớn và nổi tiếng của Nguyễn Du

Bản in đầu tiên vào năm 1920 được đặt tên chính thức là Đoạn Trường Tân Thanh. Viết theo Hán văn dịch ra sẽ có nghĩa là “Tiếng khóc mới của nỗi buồn day dứt”. Ngay sau khi Truyện Kiều ra đời đã được khắc ghi và phổ biến ở nhiều nơi. Hai bản xưa nhất còn sót lại là của Liễu Văn Đường (1871) và Duy Minh Thị (1872), đều từ đời vua Từ Đế.

Toàn bộ truyện thơ Nôm Truyện Kiều có 3254 câu Thơ Lục. Tuy viết dưới hình thức thơ, những tác phẩm có thể đọc hiểu như một câu chuyện bình thường. Cốt truyện gồm các phần như sau: 

  • Phần 1: Gặp Gỡ và Đính Hôn. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh êm ấm bên cha mẹ và hai người em. Trong chuyến du xuân tình cờ gặp Kim Trọng. Cả hai bên nảy sinh tình cảm, chủ động và tự do tham gia.
  • Phần 2: Biến cố gia đình và lưu lạc. Khi Kim Trọng về quê, tai họa ập đến với gia đình Kiều. Kiều bán mình chuộc cha, đòi Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, rồi bị kẻ gian dụ vào chốn lầu xanh. Kiều gặp Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu khỏi kiếp làm điếm nhưng lại bị vợ cả của Thúc Sinh nguyền rủa. Cuối cùng Kiều phải quy y vào cửa Phật để chạy trốn. Nhưng thật không may, Kiều lại bị bán vào lầu xanh lần nữa. Tại đây nàng gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp nàng trả ân báo oán. Thông qua mưu mẹo của Hồ Tông Hiến, Kiều đã khiến Từ Hải bị giết, sau đó bị ép lấy một viên quan thổ. Quá bi phẫn, tủi nhục Kiều nhảy sông tự vẫn và được sư Giác Duyên cứu giúp và quy y cửa Phật.

Phần 3: Đoàn tụ. Kim Trọng rất đau khổ khi biết Kiều đã bán mình chuộc cha. Dù đã kết hôn với Thúy Vân nhưng chàng không khỏi xiêu lòng trước mối tình đầu và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ cơ duyên, Kim Trọng đã gặp sư Giác Duyên, và tìm được Kiều. Họ đã gặp nhau và gia đình họ được đoàn tụ. Kiều chấp nhận mọi nguyện vọng để lấy Kim Trọng nhưng cả hai đã thề rằng “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Trao duyên nằm là đoạn trích ở phần 2, từ câu 723 đến câu 756. Tên “Trao duyên” do người biên soạn lại đặt tên. Đây không phải là sự trao duyên của đôi lứa,, “trao duyên” ở đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân. Đây là phần, Kiều gửi lại mối tình của mình cho người khác, em gái Thúy Vân. Không chỉ mang tâm tư tình cảm thiếu nữ, ở đây còn bày tỏ những suy tư trĩu nặng của Thúy Kiều.

“Trao duyên” là tên được nhà soạn sách đặt lại

Khi phân tích cần chú ý đây không chỉ là sự trao duyên bình thường. Nó còn thể hiện bi kịch tình yêu của Kiều. Đó cũng là lời kêu than đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

Đoạn trích trao duyên gồm 17 cặp thơ Lục Bát. Bố cục khi lập dàn ý phân tích có thể chia thành các phần như sau: 

  • Phần 1 (12 câu đầu): Kiều bày tỏ nỗi niềm và trao duyên cho Thúy Vân.
  • Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.
  • Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm.

Dựa vào những thông tin về bố cục và tác phẩm ở trên, các em có thể bắt tay vào soạn bày theo từng phần ở trên. Hoặc có thể phân tích theo dòng tâm trạng của Kiều. Dưới đây là cách soạn bài, phân tích đoạn trích “Trao Duyên” mà Ms Smile muốn các em tham khảo.

Hướng dẫn phân tích đoạn trích “Trao duyên” (truyện Kiều) - Nguyễn Du

1. 12 câu đầu - Tâm trạng Kiều khi thổ lộ nỗi lòng và ngỏ ý trao duyên cho em gái Thúy Vân

  • Mở đầu: lời nhờ cậy (2 câu đầu)
  • Ngôn từ sử dụng: cậy, chịu - Thể hiện niềm tin chị em, nhưng cũng thể hiện sự ép buộc, khiến người nghe không thể từ chối. Cách dùng thanh bằng trắc trong câu. Toàn thanh trắc
  • Hành động: “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” - Những hành động thể hiện với bề trên, người mang ơn với sự kính cẩn, trang trọng.

Hai câu đầu thể hiện sự đổi ngôi, đi ngược lễ giáo phong kiến. Bởi Kiều đang nhờ cậy Vân, Vân chính là ân nhân của Kiều. Cách thể hiện vừa tình cảm, chân thành, trang trọng nhưng cũng vừa trông cậy, nài ép.

  • 10 câu tiếp: Lời giãi bày của Kiều để thuyết phục Vân
  • Ngôn từ: thành ngữ, cách ngắt nhịp - Tạo sự tha thiết vừa tăng tính thuyết phục cho lời nói.
  • Kiều chia sẻ về tình yêu với Kim Trọng, nguyên nhân và quyết định của mình. Quyết định phó thác “mặc em” cho Vân. Sau đó dùng tình chị em để thuyết phục Vân “Xót tình máu mủ”

Cách thuyết phục và lời lẽ của Kiều khiến Vân không thể từ chối. Qua đó cũng cho thấy Thúy Kiều là người con gái hiếu thảo, người yêu nghĩa tình, người tinh tế, thông minh, biết đối nhân, xử thế. 

Lúc này Kiều đang để cho lý trí lấn át, làm chủ tình cảm cá nhân

2. 14 câu tiếp - Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân

  • 6 câu đầu: Trao kỷ vật, trao duyên
  • Kỷ vật tình yêu: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền.
  • Cách dùng từ: “Duyên này thì giữ vật này của chung” Tình yêu sau đậm của Kiều dành cho Kim. “Của chung” - Mối duyên ngang trái giữa Kim, Kiều, Vân, cũng là niềm tiếc nuối của Kiều.

Tình cảm của Kiều và Kim nay sẽ chỉ còn trong quá khứ sau khi trao duyên cho Vân. Dù đau đớn, tiếc nuối nhưng Kiều vẫn phải làm. Lúc này, lí trí của Kiều đang mâu thuẫn với tình cảm

  • 8 câu tiếp: Kiều lạc vào trong suy tư của bản thân
  • Nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ người yêu và tưởng tượng đến Vân là người thay thế mình, Kiều đau lòng khôn nguôi.
  • “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về” - Mơ về cảnh gặp nhau trong thế giới tâm linh. Đây cũng là lúc Kiều có dự cảm về cái chết đầy oan khuất, linh hồn không thể siêu thoát.
  • Ngôn từ “bồ liễu”, “trúc mai”, “hồn”, “dạ đài” “thác oan” - Đều là những từ ngữ dự cảm về cái chết oan trái

Kiều dặn em trả nghĩa cho Kim, và nhớ về mối tình của mình. Dù có “trao duyên”, Kiều vẫn mang trong mình tình yêu thủy chung, mãnh liệt, bất tử. Tâm trạng Kiều lúc này tình cảm lý trí xen lẫn, đồng thời cũng khiến Kiều ý thức được tình cảm bất hạnh của mình. 

3.  8 câu cuối - Kiều quay lại thực tại và độc thoại nội tâm

  • 6 câu đầu: Kiều nghĩ về thân phận bản thân
  • Sử dụng các thành ngữ chỉ sự tan vỡ, lênh đênh, dở dang - “Trâm gãy gương tan”, “Phận bạc như vôi”, “Nước chảy hoa trôi”
  • Kiều tự ý thức thân phận và tình cảnh của mình lúc này
  • 2 câu cuối: Kiều hướng tới Kim Trọng:
  • Tình cảm của Kiều lúc này đã quay trở lại, nàng đau đớn gọi tên tình lang, Ôi… ôi
  • Kiều tự nhận mình là người phụ bạc
  • Cách gọi “Kim Lang” - Cách gọi thân mật như vợ chồng
  • Cách dùng từ, dấu chấm ! cuối câu

Kiều tức tưởi khóc cho mối tình của mình. Nàng tự nhận mình là người phụ bạc. Đây cũng là tiếng kêu tuyệt vọng, tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo bất công trà đạp số phận con người. Lúc này, tình cảm của Kiều đã lấn át cả lý trí. 

Thúy Kiều không phải là một nhân vật dễ phân tích, và tác phẩm cũng vậy. Đặc biệt, đây còn là truyện thơ Nôm, với nhiều hàm ý trong câu từ. Các em nếu muốn phân tích và hiểu trọn vẹn đoạn trích phải tìm hiểu thật kỹ, từ từ, từng cách dùng dấu câu, thanh bằng trắc trong thơ để phân tích. 

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể đọc hiểu Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên một cách dễ dàng hơn nhé!

Theo dõi cô để biết cách làm đề văn về đoạn trích này như thế nào trong các chia sẻ sau nhé!


 

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
1 phút nắm trọn cách sử dụng câu với "Now"

Trong thế giới của các trạng từ chỉ thời gian, từ “now” chắc chắn là một trong những từ đầu tiên chúng ta tiếp xúc và nhớ mãi. Nhưng liệu khi nào chúng ta nên sử dụng từ này và nó đại diện cho thì nào? Hãy cùng FQA.vn khám phá ngay về “now” và cách sử dụng nó một cách chính xác và linh hoạt nhất trong các câu. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngữ cảnh sử dụng của từ “now”, mà còn giúp nâng cao khả năng diễn đạt của bạn trong giao tiếp tiếng Anh!

Admin FQA

25/04/2024

new
Top 4 web tra phiên âm tiếng Anh miễn phí và chính xác nhất

Đã bao giờ bạn đã cảm thấy tự ti khi phát âm sai một từ và không được ai sửa chữa? Hay khi những từ cùng chữ vẫn lại được phát âm khác nhau, liệu có khiến bạn bối rối không? Nếu câu trả lời là có, thì bạn không phải một mình. Đây là thời điểm tuyệt vời để khám phá thế giới của các từ điển trực tuyến, giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu hoàn hảo hóa phát âm tiếng Anh của mình! Dưới đây là bốn nguồn tài nguyên trực tuyến được FQA.vn đánh giá cao, mang lại cho bạn những tính năng độc đáo và hữu ích trong quá trình học tập.

Admin FQA

25/04/2024

new
Những điều cần biết về kì thi IOE

Tìm hiểu về cuộc thi IOE tiếng Anh với FQA.vn! Đăng ký tài khoản và khám phá tri thức, cơ hội thể hiện bản thân và phát triển kỹ năng tiếng Anh. Đừng bỏ lỡ! Hãy khám phá chi tiết về cuộc thi IOE tiếng Anh, nơi mà các bạn học sinh sẽ được đắm chìm trong các vòng thi hấp dẫn. FQA.vn sẽ giúp bạn hiểu hết về quy trình đăng ký tài khoản, mở ra cánh cửa khám phá tri thức đầy màu sắc và hứng thú. IOE sẽ mang đến cơ hội cho các bạn học sinh thể hiện bản thân và phát triển kỹ năng tiếng Anh của mình.

Admin FQA

25/04/2024

new
Tất tần tật về Câu hỏi đuôi: Định nghĩa, cách sử dụng và ví dụ

Bạn đã biết câu hỏi đuôi là gì chưa? Đừng lo lắng về vấn đề này nữa! FQA.vn sẽ chỉ cho bạn tất cả những gì bạn cần biết về câu hỏi đuôi trong tiếng Anh. Bạn có biết câu hỏi đuôi là gì không? Chúng là những câu hỏi thêm vào cuối câu để xác nhận hoặc nhấn mạnh điều gì đó. Vấn đề này khiến nhiều người cảm thấy bối rối vì có nhiều cách sử dụng khác nhau. Nhưng đừng lo, trang web FQA.vn có bài viết chi tiết về chủ đề này. Họ sẽ giải thích rõ ràng về cấu trúc và cách sử dụng của câu hỏi đuôi trong tiếng Anh. Hãy cùng đọc và thử thực hành để hiểu rõ hơn nhé!

Admin FQA

25/04/2024

new
Câu cầu khiến trong tiếng Anh: Định nghĩa, phân loại, cách sử dụng và ví dụ

Muốn hiểu sâu về cấu trúc câu cầu khiến tiếng Anh? FQA.vn đã sẵn sàng giải thích chi tiết, giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ này. Khám phá ngay! Hiện nay, việc hiểu về cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh là rất quan trọng. Tuy nhiên, cấu trúc này có nhiều dạng khác nhau, gây khó khăn cho người học. Trong bài viết này, FQA.vn sẽ giải thích một cách chi tiết nhất về cách sử dụng câu cầu khiến trong tiếng Anh. Bằng cách này, bạn sẽ có thêm kiến thức và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh. Hãy cùng tham khảo để nắm vững chủ đề này!

Admin FQA

25/04/2024

new
Những điều cần phải biết về cấu trúc Not only But also

"Not only but also" là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh đầy mê hoặc, tồn tại với sự phổ biến không hề nhỏ, đặc biệt là trong các bài thi học thuật. Đây không chỉ là một chủ đề ngữ pháp phức tạp mà còn là điểm nhấn thú vị đối với những ai muốn vươn xa hơn trong việc hiểu sâu về ngôn ngữ. Hãy cùng FQA khám phá cách sử dụng và ý nghĩa chi tiết của cấu trúc "Not only but also" trong bài viết dưới đây.

Admin FQA

25/04/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi