Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người cha trong bài "Câu chuyện bó đũa"

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của 192092

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

18/03/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong bài "Câu chuyện bó đũa", nhân vật người cha được miêu tả là một người đàn ông khá cứng nhắc và nghiêm khắc. Ông ta là một người cha có tính cách rất kiên quyết và luôn muốn con cái của mình phải tuân thủ đúng theo quy tắc và kỷ luật. Điều đặc biệt ở người cha trong bài là sự yêu thương và quan tâm đến con cái của mình. Dù cho ông ta có cứng nhắc và nghiêm khắc đến đâu, nhưng ông ta luôn muốn con cái của mình học hỏi và trưởng thành. Ông ta không chỉ dạy con cái về những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống mà còn truyền đạt cho họ những giá trị đạo đức và tình yêu thương. Ngoài ra, người cha trong bài còn là một người rất thông minh và tài giỏi. Ông ta đã tìm ra cách để giúp con trai của mình hiểu được giá trị của sự kỷ luật và sự kiên nhẫn. Thông qua việc bó đũa, ông ta đã giúp con trai của mình nhận ra rằng, chỉ cần kiên trì và cố gắng, mọi thứ đều có thể đạt được. Tóm lại, người cha trong bài "Câu chuyện bó đũa" là một người đàn ông cứng nhắc nhưng rất yêu thương và quan tâm đến con cái của mình. Ông ta là một người thông minh và tài giỏi, và đã tìm ra cách để giúp con trai của mình hiểu được giá trị của sự kỷ luật và sự kiên nhẫn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
3.0/5 (12 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Kho tàng cổ tích Việt Nam có biết bao câu chuyện hấp dẫn, có giá trị giáo dục con người ta trưởng thành, hướng thiện. Một trong những câu chuyện đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người Việt Nam là "Câu chuyện bó đũa", đặc biệt là hình ảnh người cha trong câu chuyện ấy để lại ấn tượng về một người cha thương con nhưng nghiêm khắc, công tâm, thấu hiểu lẽ đời.

Câu chuyện được gợi mở bằng hoàn cảnh người cha trong những giây phút cuối đời, ông gọi những người con của mình đến bên giường căn dặn. Một người cha nuôi nấng những đứa con từ tấm bé (dù không thấy hình ảnh người mẹ xuất hiện) song công lao nuôi nấng của cha và mẹ vẫn được hiểu. Người cha ấy đã nuôi những đứa con khôn lớn nên người. Thậm chí, trong giây phút cuối đời, ông vẫn không quên, vẫn đau đáu nghĩ về những đứa con của mình, dành cho chúng sự quan tâm.

Người đọc càng xúc động hơn về tình cha ở phần sau của chuyện, qua lời thử thách của người cha. Thử thách tưởng chừng đơn giản: ai có thể bẻ gãy bó đũa. Nhưng thử thách ấy đều khiến ba người con phải bó tay, không thể bẻ gãy được. Khi ấy, người cha mới từ từ cầm từng chiếc đũa lên, bẻ gãy từng chiếc trước sự ngỡ ngàng của những đứa con. Ông ôn tồn nói về lời dạy bảo, lời gan ruột cuối cùng của mình rằng: chỉ khi đoàn kết, các con mới có sức mạnh, mới bền vững; còn nếu chia rẽ nhau, không biết yêu thương, đùm bọc, quan tâm nhau thì sẽ dễ bị đánh bại. Người cha đã dùng cách giáo dục con thật độc đáo. Ông không giảng giải đạo lí thông thường, khó tiếp thu mà qua hành động cụ thể để các con vừa nhìn, vừa trải nghiệm, vừa thấu hiểu được điều ông nói. Bài học ấy cũng thật sâu sắc. Giá trị của tinh thần đoàn kết, yêu thương vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Nói đến những điều lớn lao hơn, người cha ấy không nói. Ông chỉ muốn những đứa con sống yêu thương, đùm bọc nhau, hạnh phúc.

Qua lời dạy bảo ấy, người đọc cũng cảm nhận được, ông còn là người cha công bằng với những đứa con của mình. Ông không dạy bảo đứa cả hay thiên vị đứa út, tất cả những người con của ông đều được tham gia thử thách, đều được ông dạy bảo và quan tâm như vậy.

Một câu chuyện cổ tích giản dị, ngắn gọn, một người cha không tên, không tuổi như bao người cha khác nhưng những phẩm chất ấy của ông thật đáng trân trọng, học hỏi về sau. Người cha ấy như làm ta nhớ lại về bài ca dao xưa: "Công cha như núi Thái Sơn...".

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
4.7/5 (13 đánh giá)
thumb up 3
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
Flower

18/03/2023

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu câu chuyện "Bó đũa".

Mẫu: Từ nhỏ, em đã được bà/... kể nhiều truyện ngụ ngôn cho em nghe vào mỗi buổi trưa. Và câu chuyện "Bó đũa" đã để lại cho em nhiều suy nghĩ về sự đoàn kết.

Thân bài:

- Nội dung của câu chuyện ?

- Giới thiệu nhân vật trong truyện:

+ Người cha: đang lâm bệnh nặng, sắp rời khỏi trần đời và có gia sản lớn.

+ Những đứa con: 4 đứa con, không quá yêu thương nhau, ai cũng muốn có được nhiều tài sản.

- Lý do người cha đưa bó đũa cho những đứa con:

+ Không thấy được tình thương anh em trong nhà.

- Người cha ra đề như thế nào?, giảng giải cho các con ntn về sự đoàn kết?

- Qua truyện, ta thấy được ở người cha:

+ Một đức tính tốt đẹp.

+ Dịu dàng, nhẹ nhàng giảng cho các con hiểu về sức mạnh của sự đoàn kết.

+ Sự thông minh.

+ ...

(Có thể trích dẫn lời nói, hành động của nhân vật này)

- Lợi ích của người có tính giống như nhân vật người cha trong chuyện là gì?

+ Có sức mạnh to lớn về tri thức, về con người và đặc biệt từ đó tạo nên một tính cách tốt đẹp cho tương lai cho chính bản thân ta hiện tại.

+ Có được những giác ngộ to lớn.

+ Có cơ hội cao để thành công.

+ Trở thành người có giá trị, sống có ích.

+ ....

- Khuyên nhủ mọi người nên học tập theo nhân vật người cha trong chuyện.

Kết bài:

- Liên hệ bản thân em.

Ví dụ:

Người cha trong câu chuyện bó đũa là một nhân vật vô cùng quan trọng, ông đã dạy cho các anh em trong nhà một bài học về tính hòa thuận. Giữa tình thế các con chia rẽ, không yêu thương lẫn nhau, người cha đã thấu hiểu và suy nghĩ ra một bài học để các con hòa thuận nhau hơn để có một cuộc sống tốt đẹp với tình anh em. Ông không chọn cách giáo dục "đao to búa lớn" mà nhẹ nhàng khuyên răn từ câu chuyện bó đũa. Các con đều bẻ cả bó một cách mạnh mẽ mà không suy nghĩ thấu đáo nhưng rất khó khăn. Ngược lại, người cha lại bẻ từng cái một rất dễ dàng. Từ đó Người cha đã dạy cho các anh em biết hòa thuận. Chỉ có như vậy mới đoàn kết chống lại khó khăn trong cuộc sống có thể làm chia rẽ tình cảm gia đình. Người cha còn cho con mình những bài học quý giá về sự đoàn kết trong cuộc sống và  bài học về sự chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện, một người đi trước thấu hiểu, uyên bác dẫn lại đường lối hòa thuận cho các anh em chung một nhà.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.5/5 (6 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
3 bình luận
Bình luận
avatar

192092

18/03/2023

mik thấy cái này ở mấy cái web khác mak
avatar

192092

18/03/2023

?
avatar

Long Ngô

02/03/2024

Mình cũng không thế

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi