"Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao.Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời" ( Nguyễn Văn Thạc-Mãi mãi tuổi 20) An...

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Vân Tú Võ
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

29/06/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong bài thơ "Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời" của Nguyễn Văn Thạc, ý kiến được diễn đạt là cuộc sống có những khía cạnh tuyệt vời nhưng cũng có những khía cạnh bi thảm. Sự đẹp đẽ và nên thơ trong cuộc sống cũng không tránh khỏi những nỗi buồn và đau khổ. Để làm sáng tỏ ý kiến này, chúng ta có thể so sánh với hai văn bản "Trong long mẹ" của Nguyên Hồng và "Lão Hạc" của Nam Cao. Trong bài "Trong long mẹ", Nguyên Hồng miêu tả tình yêu thương và sự hy sinh của mẹ dành cho con. Mẹ là người luôn đồng hành và chăm sóc con trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong bài thơ này cũng có những dòng thơ thể hiện nỗi đau và khó khăn mà mẹ phải trải qua trong cuộc sống. Điều này cho thấy sự đẹp đẽ và tuyệt vời của tình mẹ con cũng không tránh khỏi những nỗi niềm sầu muộn. Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, câu chuyện kể về cuộc sống khó khăn và đau khổ của nhân vật chính là Lão Hạc. Lão Hạc là một người nông dân chất phác, sống trong cảnh nghèo khó và bị xã hội coi thường. Mặc dù cuộc sống của Lão Hạc đầy gian nan, nhưng anh ta vẫn giữ được lòng tự trọng và lòng nhân ái. Truyện "Lão Hạc" cũng thể hiện rằng cuộc sống có những khía cạnh bi thảm nhưng cũng có những giá trị đẹp đẽ và tinh thần cao cả. Từ hai văn bản "Trong long mẹ" và "Lão Hạc", chúng ta có thể thấy rằng ý kiến trong bài thơ của Nguyễn Văn Thạc được tái hiện và làm sáng tỏ. Cuộc sống có những khía cạnh tuyệt vời nhưng cũng có những khía cạnh bi thảm. Sự đẹp đẽ và nên thơ trong cuộc sống cũng không tránh khỏi những nỗi niềm sầu muộn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Câu trả lời uy tín

A.Mở bài: Dẫn dắt vấn đề

*Giới thiệu khái quát về hai tác giả và hai tác phẩm

-Tác giả Nguyên Hồng và tác phẩm “Trong lòng mẹ”

+ Nguyên Hồng là một cây bút đặc sắc, một gương mặt độc đáo của nền văn học hiện đại Việt Nam.

+ Trong thế giới nhân vật của Nguyên Hồng nổi bật lên là hình ảnh phụ nữ và trẻ em.Ông thông cảm sâu xa và có quan điểm tiến bộ trong việc thể hiện nỗi đau khổ và khát vọng của người phụ nữ.

+ Nguyên Hồng viết “Những ngày thơ ấu” vào năm 1938, khi ông vừa tròn 20 tuổi. Đây là tác phẩm thứ hai của ông.

+“ Trong lòng mẹ” là chương IV của tập hồi kí “ Những ngày thơ ấu”. Ở chương này, Nguyên Hồng nhớ lại một quãng đời cay đắng thời thơ ấu của mình, trong đó có cảnh ngộ đáng thương của một đứa trẻ xa mẹ, có tình yêu vô bờ đối với mẹ và niềm khao khát cháy bỏng được sống trong tình mẹ

-Tác giả Nam Cao và tác phẩm “Lão Hạc”.

+ Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam giai đoạn

+ Tác phẩm của Nam Cao biểu hiện một “chủ nghĩa nhân đạo thống thiết” (Nguyễn Đăng Mạnh).

+ “Lão Hạc” là truyện ngắn tiêu biểu của ông viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng. Trong thiên truyện ngắn đặc sắc này, Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật lão Hạc – một trong số những nhân vật đẹp nhất trong thế giới nghệ thuật.

*Giới thiệu, dẫn dắt được nhận định.

Bàn về giá trị, biểu hiện của những cái hay, cái đẹp trong văn chương, nhà văn Nguyễn Văn Thạc trong “Mãi mãi tuổi 20” có viết: “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”.

B.Thân bài

1. Giải thích nhận định

-Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao: Ý muốn nói đến sự phong phú, đa dạng, nhiều chiều của đời sống. Đời sống chứa đựng nhiều thứ, nhiều yếu tố khác nhau. Và những điều đó được nhà văn phản ánh vào trong trang văn của mình vì văn học là tấm gương phản chiếu đời sống.

-Cái đẹp còn trộn lẫn ở nỗi niềm sầu muộn: “Cái đẹp” là những gì tinh túy, chứa đựng giá trị tốt đẹp’ “nỗi niềm sầu muộn” là sự trăn trở, lo âu, khổ sở,...Những trạng thái, cảm xúc của con người.

-Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời: “Cái nên thơ” là những gì thơ mộng, đẹp đẽ; “Giọt nước mắt ở đời” là buồn đau, nỗi khổ.

=> Trong văn học luôn phản chiếu nhiều mặt của đời sống, nó đa diện, nhiều chiều: Nó vừa chưa đựng sự tuyệt vời nhưng cũng chứa đựng sự bi thảm, có hạnh phúc thì sẽ có buồn đau, có niềm vui thì sẽ có những giọt nước mắt. Nhưng tất cả đều chứa đựng vẻ đẹp và ý nghĩa riêng.

2. Phân tích, chứng minh.

a. Cái đẹp cái nên thơ là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, sự tự trọng, sự rung động trước cái đẹp...

-Tác phẩm “Trong lòng mẹ”

+ Phân tích vẻ đẹp của mẹ bé Hồng: người phụ nữ yêu thương con, khao khát hạnh phúc, mái ấm gia đình.

Là người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, bị ép gả cho người mình không yêu. Chịu đựng người chồng nghiện ngập. Gia đình nhà chồng lạc hậu, cổ hủ, nhiều thành kiến.

Là người phụ nữ góa chồng, sống trong cảnh nghèo đói, đi lưu lạc kiếm sống qua ngày.

Bị gièm pha đủ điều, chịu nhiều bất hạnh.

Xa con nên nỗi nhớ con trong người mẹ chưa bao giờ nguôi, luôn đau xót, nhó nhung đến con.

Tìm về thăm con dù bị đặt điều, chịu lời đay nghiến.

Gặp lại con thật xúc động, ôm con vào lòng, vỗ về, an ủi, thỏa nỗi mong nhớ.

+ Phân tích vẻ đẹp nhân vật Bé Hồng: Cảnh ngộ đáng thương, buồn tủi của chú bé Hồng; tình yêu thương mẹ của bé Hồng

Chú bé Hồng sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Cha mất sớm. Mẹ đi tha hương cầu thực.

Sống cùng họ hàng bên nội nhưng luôn bị ghẻ lạnh, cay nghiệt, không nhận được tình yêu thương.

Nghe lời cay nghiệt của bà cô về mẹ cậu buồn nhưng cậu không tin, luôn bảo vệ mẹ mình.

Thương mẹ rất nhiều, muốn được gặp lại mẹ.

Gặp lại mẹ chú vui, hạnh phúc, sà ngay vào lòng mẹ.

Được ngồi lên xe cùng mẹ chú òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo.

Suy nghĩ liên tưởng của Hồng: “Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ” => cảm giác mình đang bé lại để làm nũng mẹ, để hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng lâng lâng.

=> Nhờ tình yêu thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng và hạnh phúc lớn lao. Người mẹ của bé Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất, đã xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé.

-Tác phẩm “Lão Hạc”

+Tình yêu thương con, yêu thương Cậu Vàng

Nuôi cậu Vàng, coi như con.

Được ăn gì cho chú ta ăn vậy.

Cảm thấy khốn nạn khi đi lừa một con chó.

Có lòng yêu thương con vô bờ.

Quyết để dành mảnh đất lại cho con.

+Lòng tự trọng cao quí của Lão Hạc.

Khi được ông giáo giúp thì từ chối khéo léo.

Nhờ ông giáo giữ giùm mảnh vườn và số tiền để lo ma chay.

Xin Binh Tư bả chó để tự kết liễu đời mình.

+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu của ông Giáo.

Coi lão Hạc như người thân thiết.

Mời lão sang ăn, uống.

Khuyên lão không nên buồn trước sự việc cậu Vàng bị bán đi.

Giữ lời hứa với lão Hạc.

*Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là nỗi khổ, cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, ...

+ Hoàn cảnh bi thảm của mẹ con bé Hồng, của cha con Lão Hạc; sự nghèo túng của ông Giáo.

+ Bà cô cay nghiệt, ích kỉ, tàn độc, là hiện thân của lễ giáo phong kiến hẹp hòi.

+ Thói xấu của Binh Tư, sự ích kỉ của vợ ông Giáo. nảy sinh do áp lực cuộc sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đẩy con người tới sự cùng cực.

*Bình luận: Đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác

- Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế.

-Cái đẹp mà văn học đem lại là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.

C.Kết bài

Khẳng định lại vấn đề. Nhấn mạnh giá trị tác phẩm và tài năng hai tác giả.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi