phân tích cách xây dựng truyện kể trong tác phẩm Cải ơi của nguyễn ngọc tư

ADS
Trả lời câu hỏi của h.linh
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

02/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong tác phẩm "Cải ơi" của Nguyễn Ngọc Tư, cách xây dựng truyện kể rất đặc biệt và độc đáo. Tác giả đã sử dụng cốt truyện đan xen, không tuân theo cấu trúc tường thuật truyền thống. Các nghề nghiệp, truyền thống và câu chuyện truyền miệng của người dân Thủ Đức được tác giả lồng ghép vào câu chuyện, tạo nên một ngôn ngữ độc đáo và truyền cảm hứng. Tác phẩm xoay quanh hành trình của người cha tên "Năm" đi tìm con gái thất lạc tên "Cải". Mặc dù Cải không phải là con ruột của ông, nhưng ông đã chăm sóc và nuôi dưỡng con như con ruột với tình yêu và sự bảo vệ. Qua câu chuyện này, tác giả đã khéo léo tạo ra một tình huống đầy gian khổ và đau đớn, tạo nên sự xúc động và cảm động cho người đọc. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các chi tiết và mô tả sống động để tái hiện cuộc sống và những khía cạnh văn hóa của người dân Thủ Đức. Nhờ đó, câu chuyện trở nên sinh động và gần gũi với người đọc. Tóm lại, cách xây dựng truyện kể trong "Cải ơi" của Nguyễn Ngọc Tư rất đa dạng và sáng tạo, tạo ra một câu chuyện độc đáo và gây ảnh hưởng sâu sắc đến người đọc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
buianh

02/10/2023

Câu trả lời uy tín

Khi bàn về “Nỗi sợ đối với nhà văn”, Nguyễn Ngọc Tư đã bộc bạch: “Riêng tôi tin vào duyên...Không phải cứ tích lũy mày mò tháng ngày mà thành, văn chương không tùy thuộc vào sự thuần thục, cũng như ta biết không phải viết nhiều, đều đặn thì là nhà văn”. Đúng vậy,giữa tác phẩm văn học với người đọc bao giờ cũng tồn tại thứ duyên ngầm khó ước đoán, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà văn. “Cải ơi” chính là một tác phẩm có cái duyên ngầm ấy. Với cách xây dựng truyện kể đặc biệt trong tác phẩm đã mang lại nhiều tình yêu thương của độc giả.
Trước tiên chính là cách xây dựng mạch chuyện. Các sự kiện trong câu chuyện thì diễn ra một cách hợp lý, tinh tế: truyện kể về hành trình đi tìm đứa con gái Cải của ông Năm Nhỏ khi nó đi biệt từ năm mười ba tuổi. Ông Năm Nhỏ bị nghi ngờ vì không phải ba ruột mà đối xử tệ với nó rồi ông quyết định bỏ đi tìm nó. Và hành trình tìm Cải 12 năm bắt đầu… Cách tổ chức kể chuyện phá vỡ trật tự của câu chuyện như vậy đã tạo nên một nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm. Không theo một quy luật thông thường, diễn biến của truyện khi ở hiện tại, khi ở quá khứ càng làm nổi bật lên nỗi mong mỏi, đau đáu của một người cha già yêu con hết lòng, hết dạ với khao khát cháy bỏng có thể tìm được đứa con gái yêu quý của mình. Đó là tình yêu thương giản dị, mộc mạc chan chứa nước mắt của một người cha khiến người đọc không khỏi rưng rưng khi nghe về câu chuyện của ông. 
Tiếp theo, truyện sử dung ngôi kể: ngôi kể thứ ba. Truyện thể hiện quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: người viết đặt hoàn cảnh của mình vào từng nhân vật mỗi khi bắt đầu kể về sự kiện nào đó bởi vậy những cuộc đối thoại trong truyện hiện lên đều mang theo tính cách, hoàn cảnh của mỗi người, mỗi nhân vật nhờ vậy mà cũng trở nên chân thực hơn. Đặc biệt là nhân vật ông Năm Nhỏ - người luôn mang trong mình nỗi niềm khát khao tìm kiếm đứa con gái bị thất lạc, ông được tác giả khắc họa một cách đầy tinh tế về hình ảnh một người cha nghèo chứa chan tình yêu thương qua những suy nghĩ, cử chỉ của ông. Từ đó, không chỉ khơi gợi được sự đồng cảm nơi người đọc mà mạch truyện cũng trở lên đặc sắc, nhân vật cũng trở lên sống động hơn.
Tiếp theo là cách xây dựng hệ thống điểm nhìn. Trong tác phẩm, tác giả chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn từ bên trong, tức là đứng trên lập trường của từng nhân vật để đối thoại hay giải quyết tình huống. Ví dụ khi Diễm Thương giả diễn làm cái Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy vừa bất ngờ, ngơ ngác rồi rưng rưng thể hiện rõ qua những câu hỏi tu từ “Thiệt con là Cải hả?”, “môi run lập bập hỏi cải phải hôn con”... Kết hợp với lời kể của tác giả là lời của chính nhân vật, dường như tác giả đã hoàn mình vào cảm xúc, cung bậc của nhân vật để thốt ra những câu hỏi nhói lòng, những câu từ mang ý nghĩ tượng trưng cao để làm nổi bật niềm vui sướng, mừng hụt của người cha già đang mong mỏi tìm thấy con gái suốt 12 năm. Đây là một nghệ thuật kể chuyện khá độc đáo, đã được nhiều tác giả sử dụng để nâng cao hiệu quả biểu đạt, xây dựng hình tượng nhân vật như trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân… điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của việc lựa chọn điểm nhìn kể chuyện bởi nó không chỉ đơn giản phản ánh tâm lí của nhân vật mà nó còn thể hiện một thông điệp sâu xa mà tác giả muốn truyền tải.    
Cuối cùng là người kể chuyện và nhân vật được đan xen nhau xuyên suốt toàn câu chuyện. Cảnh Diễm Thương giả diễn làm cái Cải: Một đêm Diễm Thương bước ra, thảng thốt gọi “Ba!”. Ông già đứng im sững, ngơ ngác giây lát, môi run lập bập hỏi Cải phải hôn con…không nhớ mặt con gái mình? Đăng tin trên truyền hình nó đắt đỏ, mà lần nào lại phòng quảng cáo ông cũng phải đôi co, đòi hỏi đọc theo ý mình, trong đó có đoạn, “Con không về ba nhớ đã đành… mà muốn nói gì cũng được. Ông già Năm Nhỏ thấy thằng Thàn xuống nước mắt. Ừ tối nay, ông cũng thấy mình hoang mang buồn bã rời, như sắp đến cuối đường rồi…  Như vậy, toàn bộ tác phẩm đều rải rác những lời kể của tác giả với lời của nhân vật. Bởi vậy việc hiểu tâm lý nhân vật, diễn biến của câu chuyện trở lên dễ dàng hơn, cốt truyện vì vậy cũng trở lên độc đáo và hấp dẫn hơn.  
Qua những câu chuyện và nhân vật trong tác phẩm Cải ơi, chúng ta được mở mang tầm nhìn và suy ngẫm về cuộc sống và con người.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
thekingchau

02/10/2023

Trong tác phẩm "Cải ơi" của Nguyễn Ngọc Tư, cách xây dựng truyện kể được thể hiện thông qua các yếu tố sau:

  1. Cốt truyện: Tác phẩm "Cải ơi" xoay quanh cuộc sống của nhân vật chính là Cải, một người đàn ông bình thường sống ở thành phố. Cốt truyện tập trung vào việc Cải tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự tự do trong một xã hội đầy áp lực và những ràng buộc.
  2. Kỹ thuật kể chuyện: Tác giả sử dụng kỹ thuật kể chuyện theo phong cách truyền thống, sử dụng ngôn ngữ dân dã, gần gũi và hài hước. Câu chuyện được kể từ góc nhìn của nhân vật Cải, mang tính chất chủ quan và cá nhân hóa.
  3. Sự xen kẽ giữa thực tế và hư cấu: Tác giả kết hợp giữa thực tế và hư cấu trong việc xây dựng câu chuyện. Nhân vật Cải có những trải nghiệm và gặp gỡ những người đặc biệt, mang tính biểu tượng và tượng trưng cho những khía cạnh của cuộc sống.
  4. Tổ chức câu chuyện: Tác phẩm được tổ chức thành các đoạn truyện ngắn, mỗi đoạn truyện tập trung vào một sự kiện hoặc một khía cạnh trong cuộc sống của Cải. Các đoạn truyện này có thể tự chủ động hoặc liên quan đến nhau, tạo nên một sự liên kết và mạch truyện chặt chẽ.
  5. Ý nghĩa và thông điệp: Tác phẩm "Cải ơi" mang trong mình nhiều ý nghĩa và thông điệp về cuộc sống, tự do, sự tồn tại và ý nghĩa của việc tìm kiếm. Tác giả sử dụng câu chuyện để truyền tải những suy nghĩ sâu sắc và phê phán xã hội.

Tóm lại, cách xây dựng truyện kể trong tác phẩm "Cải ơi" của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện qua cốt truyện, kỹ thuật kể chuyện, sự xen kẽ giữa thực tế và hư cấu, tổ chức câu chuyện và ý nghĩa thông điệp


Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi