11/11/2023
11/11/2023
11/11/2023
"Mùa hoa cải bên sông” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, cũng là tên của tuyển tập truyện ngắn gồm 37 truyện hay nhất của ông. Tác phẩm này được viết cách đây hơn 30 năm, đã được dựng thành phim “Lời Nguyền Của Dòng Sông” do Khải Hưng làm đạo điễn, từng đoạt giải vàng liên hoan phim truyền hình quốc tế tại Bỉ năm 1993. Truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông còn được cố tác giả Tạ Xuyên chuyển thể thành vở kịch Khát Vọng cách đây 30 năm. Vào năm 2018 Khát vọng của nhà viết kịch Tạ Xuyên được đạo diễn NSƯT Lâm Tùng (Nhà hát Kịch Việt Nam) đưa đi tham dự một liên hoan sân khấu tại Trung Quốc và giành 6 giải thưởng quốc tế khác nhau, gồm các giải: Vở diễn xuất sắc nhất, Kịch bản xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Thiết kế sân khấu xuất sắc nhất và Nam, Nữ diễn viên xuất sắc nhất.
Với Nguyễn Quang Thiều, làng Chùa quê hương ông đã ăn sâu vào tâm thức, tưởng như ông có thể hiểu được nỗi niềm của mỗi phận người, thậm chí ông có thể "nghe" được một ngọn cỏ, một con kiến nói gì. Nhiều truyện ngắn của ông đều có bối cảnh làng Chùa, từ đất và người bên dòng sông Đáy quê lụa Hà Đông. Những câu chuyện Nguyễn Quang Thiều "kể", đều giản dị và mộc mạc nhưng ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc. "Mùa hoa cải bên sông" kể về những phận người bên dòng sông Đáy, những người hết sức bình thường: nông dân, người buôn bán nhỏ, thuyền chài... Đó là những con người có thể gặp ở bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam, nhưng những khát vọng, mâu thuẫn giằng xé trong truyện lại mang hơi thở của thời đại. Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường thì không có nhiều nhân vật xuất hiện, cốt truyện đơn giản nhưng có tầm tư tưởng bởi nó khắc họa chân thực hơi thở của cuộc sống, nỗi đau của chiến tranh, khát vọng hòa bình...
Mở màn với hình ảnh một ghe cát “cô độc” neo đậu trên bến sông Đáy. Trên chiếc ghe ấy, ông Lư sống cùng với ba đứa con Cát, Sỏi, Chinh. Căm hận những con người trên bờ đã xua đuổi gia đình ông sau cái chết của người vợ bị dịch bệnh, ông Lư đã chôn vợ dưới đáy dòng sông và thề rằng dòng họ của ông sẽ mãi mãi không bước lên bờ. Cuộc sống trôi nổi trên sông làm cho ba đứa trẻ Sỏi, Cát, Chinh vô cảm với thế giới. Rồi bọn trẻ trưởng thành và ý thức được cuộc sống bức bối hiện tại nhưng không ai dám vượt khỏi cái bóng quá lớn của người cha. Cô con gái út tên Chinh không cưỡng nổi sức hút của cuộc sống trên bờ, nơi cô lén cha đặt đôi chân nhỏ lên bãi bồi phù sa mịn màng để nằm trên thảm cỏ xanh non, ngửi mùi thơm hoa dại, lắng nghe tiếng lào xào của lá ngô đùa gió, hái những bông cải vàng tươm và hơn hết là tình yêu đầu đời với chàng thanh niên chân chất tên Thao.
Niềm khao khát hạnh phúc của đôi trẻ bị vùi dập bởi sự mê muội, bảo thủ của người cha. Tuy nhiên đoạn cuối của câu chuyện gợi mở về niềm tin về hạnh phúc nảy mầm từ trong đau khổ, tuyệt vọng: “Thao bỗng thấy trái tim rung lên, đập hối hả. Bỗng anh quỳ xuống bên luống cải nhà mình. Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm nhưng cánh hoa mỏng và từ đó cứ kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn”. Không gian truyện của Nguyễn Quang Thiều là làng quê với cảnh vật và tâm tình “người quê” dung dị, hiền hòa nhưng gợi mở nhiều nỗi niềm.
Đọc “Mùa hoa cải bên sông” người ta cảm nhận được rằng: trong mọi hoàn cảnh khổ đau số phận của con người được định đoạt bởi chính niềm tin và sự can đảm vượt lên của chính họ.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời