12/12/2023
12/12/2023
Câu 3. Từ đồng nghĩa với từ “hành khất” : “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.
Câu 4. Việc lặp lại “Con không...Cong không...” ở khổ 1 và khổ 2 thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình khi căn dặn con: Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.
Câu 5. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.
Câu 6.
Bài thơ "Dặn con" của nhà thơ Trần Nhuận Minh đã khơi dậy lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt của người cha không chỉ với con mình mà còn đối với những đứa trẻ khác thông qua lời dặn dò giản đơn mà sâu sắc. Người cha đã dạy cho con về lòng yêu thương con người, đó là cốt lõi, bài học mà ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời đại nào chúng ta cũng cần phải có. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng vật chất, đồng tiền mà quên bồi dưỡng tình cảm. Lời dặn ời dặn ấy chính là bài học mà người cha chỉ cho đứa con thấy những việc cần làm, nên làm để trở thành người có ích.
14/03/2025
nzchi08 cảm xúc của em 2 dòng thơ cuối lòng tốt gửi vào thiên hạ,biết đâu nuôi bố sau này
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
12/07/2025
Top thành viên trả lời