17/12/2023
17/12/2023
Câu 1.
C. Ngôi thứ ba
Câu 2.
A. Điểm nhìn của tác giả
Câu 3.
C. Thằng Tề bơi trong bể nước, bác Tư giấu con trong đó khi chủ nhà về và không dám để nhà chủ phát hiện cho tới khi con ở đó quá lâu
Câu 4.
C. Thầy giáo của Tề
Câu 5:
B. Chủ nhà là người lạnh lùng, chỉ quan tâm đến vấn đề bệnh tật và yêu cầu bác Tư phải phòng tránh bệnh cho nhà chủ
Câu 6.
A. Bác Tư lo lắng nhà chủ phát hiện ra con trai mình ở nhà chủ hơn là việc con ở trong bể nước
Câu 7.
B. Số phận của những người nông dân trước Cách mạng Tháng 8
Câu 8. Hoàn thành bảng sau để xác định điểm nhìn trong văn bản
* Điểm nhìn bên ngoài (Người kể chuyện đứng bên ngoài quan sát)
- Bác chạy xuống cầu thang, bước hai bậc một. Y như một hòn đá lăn trên sườn núi
=> Sự lo lắng của bác khi con trai vẫn còn ở trong b
* Điểm nhìn bên trong (Người kể chuyện đi vào thế giới nội tâm của nhân vật để kể chuyện)
- Một lúc lâu sau, bác bếp về, nét mặt băn khoăn: bởi vì bác không tìm thấy kính. Đó không phải là lỗi bác. Nhưng rất có thể rằng ông chủ gắt. Tính ông nóng lắm. Chắc hẳn rằng ông sẽ quát ầm nhà lên...
=> Sự lo lắng của bác Tư khi sợ ông chủ do bác không thấy kính vì tính ông chủ rất nóng
- Và ông nhún vai, mỉm cười. Thoát nạn! bác bếp Tư nhẹ lâng cả người. Một tảng đá lớn tưởng đè lên người bác vừa trút đi.
=>bác Tư nhẹ nhõm khi không bị ông chủ phát hiện
Câu 9.
- Nguyên nhân trực tiếp: Nỗi lo sợ của ông chủ người Pháp khi phải sử dụng nước bẩn để sinh hoạt
- Nguyên nhân khách quan: Số phận của những người ở tầng lớp dưới đáy xã hội, đi làm thuê cho nhà chủ Tây, họ phải chịu đựng sự nóng nảy, lạnh lùng, xét nét của chủ nhà, họ làm công nhưng luôn bị coi thường, khinh rẻ, nếu bị chủ nhà nổi giận hay phật ý thì công việc cũng sẽ không còn, nơi mưu sinh kiếm sống qua ngày cũng không còn.
Câu 10.
Cuộc sống của con người trước thắng lợi Cách mạng Tháng Tám thật khốn khổ và chua xót. Họ không có tiếng nói cho riêng mình, tất cả những gì họ làm đều phải dựa vào sắc mặt của người khác. Thậm chí, giá trị của họ có lúc còn chẳng bằng con vật nuôi trong nhà. Họ phải luồn cúi trước cường quyền, những kẻ cướp nước đang nhởn nhơ đứng trên đầu trên cổ mình. Không chỉ vậy, họ còn phải chịu những thứ thuế, những luật lệ vô lí mà bọn chúng ban hành trên khắp đất nước. Cảnh ngày đói, người nghèo, người đau ốm nhan nhản khắp nơi, tạo nên một bức tranh ảm đạm. Đó có lẽ là bức tranh chung thể hiện cho tình hình xã hội nước ta trong thời kì đất nước bị đô hộ. Con người tưởng chừng như đã bị dập tắt đi hết sự sống, không còn hi vọng gì vào tương lai nữa. Họ không còn sống đúng nghĩa là sống nữa, mà họ chỉ còn tồn tại, giống như những bóng ma vật vờ có xác thịt con người.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời