Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
21/12/2023
23/12/2023
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 3. Từ Hán Việt trong văn bản trên: thiêng, tâm sự, sơ sinh,…
Câu 4.
Gieo vần Bằng: thương-sương, nôi-ngồi
Câu 5.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa: Thơ kể.. (kể là hoạt động của con người, trao cho thơ).
- Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của thơ ca trong việc lưu giữ và truyền đạt lại cho con cháu đời sau tâm hồn, tình cảm, nét đẹp văn hóa.. của cha ông thời trước. Khiến cho lời thơ thêm sinh động, gợi cảm.
Câu 6.
Từ khi còn nằm trong nôi, tiếng Việt qua lời ru của mẹ đã mang cả "hồn thiêng" – giá trị văn hóa truyền thống của đất nước đến cho con. Tiếng Việt là nhịp cầu để mẹ truyền cho con tình yêu ngôn ngữ, yêu văn hóa dân tộc. Từ đó, hai câu thơ giúp ta hiểu được tầm quan trọng của tiếng nói và tình yêu của nhà thơ với tiếng nói dân tộc.
Câu 7: Qua bài thơ, em cảm nhận được tình yêu tha thiết, niềm tự hào, thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà thơ đối với tiếng Việt.
Câu 8: Sự trong sáng của tiếng Việt là vẻ đẹp tự thân, vốn có của ngôn ngữ tiếng Việt sau hàng ngàn năm chắt chiu tinh túy từ ngôn ngữ cha ông và tiếp thu chọn lọc ngôn ngữ nước ngoài. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trước hết mỗi người cần nhận thức được rằng, ngôn ngữ là vẻ đẹp văn hóa của một quốc gia, một nét son tô điểm lên diện mạo đất nước, cần có tình yêu sâu sắc dành cho ngôn ngữ dân tộc. Từ đó mỗi chúng ta cần không ngừng học tập để trau dồi ngôn ngữ dân tộc, làm giàu cho vốn ngôn ngữ cá nhân. Trong quá trình sử dụng, chúng ta phải có ý thức nói và viết phù hợp với các chuẩn mực tiếng Việt: Quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu, tạo văn bản, không sử dụng tiếng nước ngoài khi không cần thiết. Mặt khác, mỗi người nên cố gắng nói lời hay, ý đẹp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
25/12/2023
Phương thức biểu đạt chính trong bài nằm trong tiếng nói yêu thương
22/12/2023
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là người con.
Câu 4.
Gieo vần Bằng: thương-sương, nôi-ngồi
Câu 5. Nhân hóa
Thơ được ví như con người biết kể chuyện “thơ kể lại hồn ông cha”
Câu 6. Tiếng Việt gắn liền với con người Việt Nam từ thuở sơ sinh đến lúc trưởng thành.
Câu 7. Tình yêu tha thiết, niềm tự hào, thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà thơ đối với tiếng Việt
Câu 8. Đối với mỗi người dân Việt Nam, tiếng Việt chính là tiếng mẹ đẻ, là thứ tiếng thiêng liêng đi vào đời sống văn hóa-lịch sử và cũng là vũ khí đưa dân tộc thoát ra khỏi xiềng xích nô lệ. Thật vậy, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì giới trẻ càng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đầu tiên, thế hệ trẻ có trách nhiệm trong việc giữ gìn được màu sắc nguyên bản của tiếng Việt trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Từ lời ăn tiếng nói, đến chữ viết, chúng ta nên sử dụng những từ ngữ thuần Việt nếu có thể và càng nhiều càng tốt. Nếu chúng ta quá lạm dụng từ mượn nước ngoài, tiếng Việt sẽ bị phần nào hao mòn đi trong lời ăn tiếng nói của người dân. Thứ hai, để giữ gìn được sự trong sáng của Tiếng Việt, thế hệ trẻ có trách nhiệm lan truyền vẻ đẹp của Tiếng Việt đến càng nhiều người càng tốt. Từ bạn bè trong nước, đến bạn bè quốc tế, chúng ta đều có thể thể hiện với họ tình yêu của chúng ta đối với những tác phẩm văn học, những bài thơ, ca dao, với tất cả những gì thuộc về Tiếng Việt. Chúng ta không phải trở thành một nhà tiếng việt học, hay một nhà thơ, nhà văn để có thể thể hiện tình yêu của mình đối với Tiếng việt. Đơn giản hơn, chỉ qua lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta sử dụng tiếng việt một cách chuẩn mực và đúng đắn thì cũng là giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt rồi.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời