viết một bài luận phân tích nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản trên

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Nguyễn Thanh Thảo
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

26/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Đoạn trích trên miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm và anh đã đến Bích cảnh để học. Một ngày xuân, khi Tú Uyên đến chùa Ngọc Hồ, anh nhặt được một chiếc "lá hồng" có đề một câu thơ. Sau đó, một thiếu nữ tuyệt đẹp xuất hiện trước cửa tam quan và chính là Giáng Kiều. Trong đoạn trích, ngôn ngữ được sử dụng rất tinh tế và tạo nên một hình ảnh đẹp mắt về Giáng Kiều. Cô có đôi mắt lạ lùng, như hoàn nhởn nhơ, và có vẻ đẹp tự nhiên như hoa và trăng. Da cô trắng như ngọc, tóc dài vàng như thoa vàng trên ngọc. Vẻ đẹp của Giáng Kiều còn được so sánh với cá chìm mặt nước và nhạn bay trên trời. Mùi hương thoang thoảng từ cô khiến người ta cảm thấy thích thú. Sự xuất hiện của Giáng Kiều khiến lòng Tú Uyên rung động và cảm thấy hạnh phúc. Đoạn trích cũng đề cập đến hai từ "Trương sinh" và "Từ lang". "Trương sinh" là tên của một nhân vật trong truyện, Trương Quân Thụy, người có mối quan hệ tình cảm với Thôi Oanh Oanh. "Từ lang" là tên của một nhân vật khác, Từ Thức, người đã gặp một nữ lang và sau đó trở thành tiên nữ Giáng Hương. Với những chi tiết mô tả và sử dụng ngôn ngữ tinh tế, đoạn trích này mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa Tú Uyên và Giáng Kiều.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
minhphuong

28/12/2023

Câu trả lời uy tín

“Bích Câu kì ngộ” là một truyện thơ Nôm đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam về chủ đề tình yêu đôi lứa. Đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu là một trong những đoạn trích tiêu biểu, nói về cái duyên hội ngộ kì lạ giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tác phẩm này mang đến cho độc giả những giá trị đặc sắc về cả nghệ thuật và nội dung, đồng thời góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa của dân tộc.

Trước tiên, "Bích câu kì ngộ" gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Nôm. Ngôn ngữ Nôm là một hình thức viết chữ dân tộc, mang trong mình sự đặc biệt và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Truyện thơ này không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tài liệu quý giá để nghiên cứu và khám phá về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.

Thông qua cuộc hội ngộ bất ngờ giữa Tú Uyên và Giáng Kiều, đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của Giáng Kiều, thể hiện tâm hồn đa cảm, si tình của Tú Uyên, đồng thời cho thấy sự kì diệu của tình yêu đôi lứa. Chủ đề bao trùm của đoạn trích là gặp gỡ, cuộc gặp gỡ giữa tài tử và giai nhân. Và ngay trong khoảnh khắc gặp gỡ đầu tiên ấy, họ đã phải lòng nhau, một thứ tình yêu sét đánh, mà theo quan điểm của văn học Trung đại, nó đã được định sẵn từ tiền kiếp. Qua cái nhìn của Tú Uyên, Giáng Kiều hiện lên với vẻ đẹp hiếm có, chim sa cá lặn, sắc nước hương trời. Tú Uyên ngay lập tức xiêu lòng, và chàng không ngần ngại bày tỏ nỗi niềm say đắm của mình trước giai nhân. Sự bày tỏ tâm trạng một cách mạnh dạn này là một nét độc đáo, mới mẻ của truyện thơ “Bích Câu kì ngộ”, xét trong điều kiện xã hội phong kiến nhiều ràng buộc. Ở đây, ta đã thấy manh nha con người cá nhân, con người tự do, con người tự ý thức và dám bày tỏ cảm xúc của mình. Đoạn trích nói riêng và truyện thơ “Bích Câu kì ngộ” nói chung cũng ngầm thể hiện một sự ủng hộ về tình yêu tự do, vượt ra ngoài mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến: Tú Uyên là thư sinh nghèo, còn Giáng Kiều là tiên (ám chỉ tầng lớp thượng lưu quý phái), nhưng họ đã bất chấp để yêu nhau, đến với nhau.

Đoạn trích được kể từ ngôi thứ ba, người kể chuyện ẩn danh. Việc dùng ngôi kể này làm cho câu chuyện mang tính khách quan. Tuy nhiên, điểm nhìn trần thuật có sự di chuyển vào bên trong, người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật Tú Uyên, điều này khiến cho tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được thể hiện một cách sinh động. Trong đoạn trích có sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng, nhiều hình ảnh gắn với các điển tích, điển cố, nhiều hình ảnh lấy từ các thành ngữ dân gian, và các hình ảnh này chủ yếu tập trung khắc họa vẻ đẹp của Giáng Kiều. Đó là vẻ đẹp được ví với hoa, với trăng, với làn nước hồ thu, với sóng đào; đó là vẻ đẹp thần tiên với “Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà”; đó là vẻ đẹp khiến “chim sa cá lặn”, “nghiêng nước nghiêng thành”. Ngoài ra đoạn trích sử dụng lối miêu tả mang tính ước lệ, tượng trưng. Đặc điểm này đã làm cho bức chân dung của Giáng Kiều hiện lên với vẻ đẹp trang trọng, quý phái; khiến cho tâm trạng, cảm xúc của Tú Uyên, dù được bộc lộ một cách táo bạo, vẫn không mất đi sự tế nhị, không rơi vào thô tục.

"Bích câu kì ngộ" cũng mang đến cho độc giả những bài học về tình yêu, sự chân thành và lòng trung thành. Nhân vật Bích Câu đã vượt qua những khó khăn để bảo vệ và giành lại tình yêu của mình. Tác phẩm này nhấn mạnh tình yêu và lòng trung thành là những giá trị quan trọng trong cuộc sống, và rằng chúng cần được bảo vệ và đánh giá cao.

Truyện thơ Nôm "Bích câu kì ngộ" có giá trị đặc sắc về cả nghệ thuật và nội dung. Đoạn trích khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích là sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ở trên đã thể hiện một cách sinh động và trang trọng vẻ đẹp của Giáng Kiều, đồng thời cho thấy tấm lòng si tình của chàng thư sinh nghèo Tú Uyên trong lần đầu tiên gặp gỡ. Đoạn trích đã khiến ta cũng như được hòa vào cảm xúc lâng lâng của cuộc kì ngộ, khiến ta thêm thấm thía vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
thanhnhan12

26/12/2023

“Bích Câu kì ngộ” của Vũ Quốc Trân là truyện Nôm xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Câu chuyện kể về một chàng thư sinh tên là Trần tú Quyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu và cùng nhau se sợi tơ duyên hạnh phúc. Đoạn trích “Tú Uyên gặp dáng kiều” nói về hoàn cảnh khiến chàng và nàng gặp nhau rồi kết duyên đôi lứa.

Câu thơ đầu đã cho người đọc cảm nhận được gia cảnh nghèo khó của chàng thư sinh Trần Tú Uyên.

Mưa hoa khép cánh song hồ

Cuộc đời thật nghiệt ngã với chàng khi cha mẹ chàng mất sớm, chàng một mình lủi thủi với căn nhà giữa hồ Bích Cầu, ngày đêm miệt mài đèn sách. Trong dịp dạo chơi xuân, tình cờ chàng trông thấy một người con gái xinh đẹp như tiên nữ giáng trần, chàng luôn dõi theo sau được một quãng thì nàng biến mất không rõ tung tích. Từ đó, chàng ôm tương tư mà ngày đêm nhung nhớ.

Sớm khuya với bức họa đồ làm đôi
Mâm chung một, đũa thêm hai
Thơ trao dưới nguyệt, rượu mời trước hoa
...
Cho hay tình cũng là chung
Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân!

Tác giả miêu tả nỗi nhớ của chàng như “sông Tương mơ hình”, sông Tương là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh đã khóc thương chồng, nay đó là nơi trĩu nặng tương tư của nhân vật. Rồi một ngày, Tú Uyên mua được một bức tranh nàng thiếu nữ với nét đẹp tựa như người chàng đang thương nhớ, chàng mua về treo trong nhà để “sớm khuya” ôm mộng. Chàng nghĩ về người thiếu nữ ấy đến nỗi ngỡ người trong tranh “phát phu”, tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh là người thật. Chàng ôm nhung nhớ đến “chồn” cả người, chồn ở đây có nghĩa là ốm yếu, không còn cử động được, chàng nhớ nàng đến mất ăn mất ngủ. Đến nỗi chàng còn ao ước “bẻ khóa cung trăng” để thấy được “chị Hằng” mà chàng ngày êm mộng mị. Có thể thấy nỗi niềm tương tư, tình cảm của chàng thật sâu nặng giống như xuân Diệu đã từng viết bài thơ “Vấn vương”:

Anh chả hiểu vì sao vấn vương
Năm năm, như mấy chục năm trường
Vẫn là mắt mấy, làn môi ấy
Anh hãy còn thương, chẳng hết thương.

Một quãng thời gian sau, một hôm Tú Uyên bận công việc ở trường trở về nhà trời đã muộn thì thấy cơm nước được dọn sẵn. Không khỏi thắc mắc, chàng quyết định rình xem người bấy lâu nay chăm sóc, phục vụ bữa cơm miếng nước cho chàng là ai:

Một khi ra việc trường văn
Trở về đã thấy bát trân sẵn sàng
So xem phong vị khác thường
Mùi hoa sực nức, mùi hương ngọt ngào
Bếp trời sẵn đó hay sao?
Của đâu thấy lạ, lòng nào chẳng nghi!

Cơm canh tiếp đón không chỉ là cơm canh bình thường mà đầy đủ, sung túc như “bát trân”. Bát trên là mâm cơm với 6 món ăn quý giá, chàng không tin vào mắt mình, chắc hẳn chỉ có “bếp trời” mới làm được như vậy. Chàng quyết định rình một phen thì thấy một nàng thiếu nữ từ trong tranh bước ra:

Sáng mai cứ buổi ra đi
Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi
Trong tranh sao có bóng người vào ra?

...
Nàng rằng: “Bồ liễu phận thường
Vì mang má phấn nên vương tơ điều
Vốn xưa thiếp khách thanh tiêu
Tiên Thù là hiệu, Giáng Kiều là tên

Thỏa nỗi nhớ mong khi gặp được người trong mộng, mắt chàng rưng rưng “bên mừng bên lệ” thổ lộ tình cảm bấy lâu nay với thiếu nữ. Người tiên nữ e thẹn, ngại ngùng tự xưng là tiên nữ Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên hạ phàm xuống đất:

Ba sinh đã nặng vì duyên
Đem thân liễu yếu kết nguyền đào thơ
Nhân duyên đã định từ xưa
Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân

...

Đã rằng: tác hợp duyên trời
Làm chi cho bận lòng người lắm nao!

“Ba sinh” ở đây chính là mối nhân duyên tiền kiếp của chàng và nàng. Mối nhân duyên vợ chồng đến bây giờ mới được “tơ trăng” nhờ ân đức của “tiên quân”, nên nàng ngỏ ý nguyện một lòng “tấm son” cùng chàng se mối nhân duyên này:

Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu”
Tấm son thề với trên đầu xanh xanh

Từ đó hai vợ chồng chung sống hạnh phúc, thấu hiểu nhau. Chim yến oanh bay theo từng đàn chúc phúc cho đôi trai tài gái sắc, trăng thanh, hoa nở mừng cho mối lương duyên này. Nàng hoa phép ra lâu đài nguy nga, lộng lẫy có đầy đủ kẻ hầu người hạ. Thiên thời địa lợi nhân hòa chung vui với đôi vợ chồng, “Vũ y”, Nghê thường” hay chính là quần áo, xiêm y lả lướt, thiết tha.

Đong đưa khoe thắm đua vàng
Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha.

Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” mang âm hưởng dân tộc rõ nét, bút pháp nghệ thuật tài tình trong xây dựng hình tượng nhân vật khi kết hợp tả cảnh với tả tình. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán mang nét mộng tưởng hoang đường về tình yêu. Ẩn chứa trong đó là tâm nguyện của tác giả về một vấn đề len lỏi trong xã hội. Đó là cái nhìn phê phán của tác giả về một xã hội loạn lạc, khó khăn, khiến con người ta muốn thoát ly khỏi thế giới thực tại. Mặt khác, tác phẩm cũng hướng cho con người giải tỏa, cải cách tâm hồn thoát khỏi Nho giáo, tiến đến Phật giáo và Đạo giáo.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi