giải dùm em bài này với

rotate image
ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của ebeeeennn
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

27/12/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người đứng trên cầu đợi người yêu. Câu 2: Thể thơ của đoạn trích trên là thể thơ tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu có 7 chữ cái). Câu 3: Hình tượng trung tâm của bài thơ là hình ảnh người đứng trên cầu đợi người yêu. Câu 4: Biện pháp tu từ sử dụng trong ba câu thơ đầu mỗi khổ là sử dụng lặp từ "đợi" để tạo hiệu ứng nhấn mạnh và lặp lại tâm trạng chờ đợi. Câu 5: Đề tài của bài thơ là tình yêu và sự chờ đợi. Câu 6: Câu thơ "Đứng một ngày đất lạ thành quen" có hình ảnh tượng trưng. Câu 7: Câu thơ "Đợi em. Em đến? Em không đến?" là lời của người đứng trên cầu nói với người yêu. Câu 8: Câu thơ "Nước chảy bên lòng, anh đợi em" có ý nghĩa là người đứng trên cầu đã chờ đợi người yêu suốt một thời gian dài. Câu 9: Cảm nhận giữa lạ và quen trong khổ thơ cuối là qua thời gian, cái lạ sẽ trở thành quen. Điều này thể hiện sự thay đổi của tình cảm và tâm trạng người đứng trên cầu. Câu 10: Từ những cảm xúc "đợi" trong bài thơ, có thể liên hệ với tình yêu của tuổi trẻ ngày nay, khi mà việc chờ đợi và hy vọng là một phần không thể thiếu trong mối quan hệ tình yêu.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
embesunny

27/12/2023

Câu trả lời uy tín

1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một chàng trai đang đứng trên cầu đợi người yêu.

3. Hình tượng trung tâm của bài thơ là hình tượng người con trai đang đứng trên cầu đợi người yêu.

5. Đề tài của bài thơ là tình yêu.

6. Câu thơ có hình ảnh tượng trưng là: "Nước chảy bên lòng, anh đợi em".

7. Câu thơ "Đợi em. Em đến? Em không đến?" là lời của người con trai nói với người yêu.

8. Câu thơ "Nước chảy bên lòng, anh đợi em" có ý nghĩa là tình yêu của người con trai dành cho người yêu là chân thành, sâu sắc và bền bỉ. Dù thời gian có trôi qua, dù có những khó khăn, thử thách, anh vẫn luôn chờ đợi người yêu.

Bài làm văn:

Bài thơ như một bức tranh gồm hai hệ thống hình tượng tĩnh và động. Tĩnh là cây cầu và người con trai. Động là dòng sông, là ánh nắng và bóng của cây cầu in hình dưới nước. Hai hệ thống hình tượng này có chung một không gian tĩnh và có chung một yếu tố vừa tĩnh vừa động: hình ảnh cây cầu và người con trai in bóng xuống dòng sông. Có thể nói, những liên tưởng thơ thú vị được khởi phát từ cái yếu tố chung vừa tĩnh vừa động này.
Anh đứng trên cầu đợi em là một hình ảnh tĩnh. Anh đứng từ bao giờ? Không thể biết! Nhưng hẳn là lâu lắm rồi. Ngay dưới chân anh là hình ảnh động:

Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy

Cái dòng chảy vô thuỷ vô chung kia chính là thời gian đã được vật chất hoá, có thể tri giác được. Nó là dòng chảy của quy luật tự nhiên, là khách quan, ở bên ngoài mọi tâm trạng của con người. Nhưng do thời gian chờ đợi quá lâu, lâu đến mức, cái dòng chảy ở bên ngoài kia đã trở thành một dòng chảy ở bên trong, ngay trong lòng anh. Nó đang xói vào lòng anh, bào mòn cả sự kiên nhẫn lẫn niềm tin của anh khiến anh phải thảng thốt kêu lên: Nước chảy bên lòng, anh đợi em.
Như vậy, anh đứng trên cầu cũng tức là đứng giữa dòng chảy lạnh lùng, tàn nhẫn của thời gian. Anh đứng để chịu đựng một hình phạt ghê gớm, đó là nỗi cô đơn và sự hoài nghi đang giày vò ngày càng dữ dội. Anh đang bị dòng chảy tra tấn từ từ, đều đều, nhàm chán và đơn điệu đến phát sợ!

Anh đứng trên cầu nắng hạ cũng là một hình ảnh tĩnh. Nhưng tại sao lại là nắng hạ chứ không phải nắng xuân, nắng thu? Phải chăng việc kiên gan đứng dưới nắng hạ được coi là một thử thách không kém phần đáng sợ? Có điều, nắng có quyền soi bên ấy lại bên này cũng như có quyền dội lửa và thôi không dội lửa. Chỉ có người con trai là phải chịu trận: còn anh đứng mãi đây! Anh đứng mãi (tĩnh và thụ động tới mức vô tri), đứng ở đây (bất di bất dịch tới mức vô hồn) để phấp phỏng: Em đến? Em không đến? Nó có vẻ giống với trò chơi vặt cánh hoa một cách may rủi: Yêu? Không yêu?/Yêu? Không yêu… Nếu em đúng hẹn thì anh đã chẳng phải chờ. Chỉ còn lại một thực tế phũ phàng là Em không đến, nghĩa là em đã lỡ hẹn.

Câu đầu tiên của khổ thơ cuối cùng vẫn là một hình ảnh tĩnh: Anh đứng trên cầu đợi em. Thoạt nhìn, hình ảnh này giống hệt hình ảnh mở đầu bài thơ, và nếu như vậy thì người con trai đã hoá đá. Nhưng ngẫm kĩ thì không phải.

Sự vận động vô cảm của cái bên ngoài như nước chảy, nắng tắt đã gây nên những chấn động dữ dội trong lòng người con trai. Người con trai không thể chờ đợi một cách vô vọng, cho dù là người con gái lỡ hẹn vì không thể đến chứ không phải là không muốn đến.

Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy

Cái dòng chảy vô thuỷ vô chung kia chính là thời gian đã được vật chất hoá, có thể tri giác được. Nó là dòng chảy của quy luật tự nhiên, là khách quan, ở bên ngoài mọi tâm trạng của con người. Nhưng do thời gian chờ đợi quá lâu, lâu đến mức, cái dòng chảy ở bên ngoài kia đã trở thành một dòng chảy ở bên trong, ngay trong lòng anh. Nó đang xói vào lòng anh, bào mòn cả sự kiên nhẫn lẫn niềm tin của anh khiến anh phải thảng thốt kêu lên: Nước chảy bên lòng, anh đợi em.
Như vậy, anh đứng trên cầu cũng tức là đứng giữa dòng chảy lạnh lùng, tàn nhẫn của thời gian. Anh đứng để chịu đựng một hình phạt ghê gớm, đó là nỗi cô đơn và sự hoài nghi đang giày vò ngày càng dữ dội. Anh đang bị dòng chảy tra tấn từ từ, đều đều, nhàm chán và đơn điệu đến phát sợ!

Anh đứng trên cầu nắng hạ cũng là một hình ảnh tĩnh. Nhưng tại sao lại là nắng hạ chứ không phải nắng xuân, nắng thu? Phải chăng việc kiên gan đứng dưới nắng hạ được coi là một thử thách không kém phần đáng sợ? Có điều, nắng có quyền soi bên ấy lại bên này cũng như có quyền dội lửa và thôi không dội lửa. Chỉ có người con trai là phải chịu trận: còn anh đứng mãi đây! Anh đứng mãi (tĩnh và thụ động tới mức vô tri), đứng ở đây (bất di bất dịch tới mức vô hồn) để phấp phỏng: Em đến? Em không đến? Nó có vẻ giống với trò chơi vặt cánh hoa một cách may rủi: Yêu? Không yêu?/Yêu? Không yêu… Nếu em đúng hẹn thì anh đã chẳng phải chờ. Chỉ còn lại một thực tế phũ phàng là Em không đến, nghĩa là em đã lỡ hẹn.

Câu đầu tiên của khổ thơ cuối cùng vẫn là một hình ảnh tĩnh: Anh đứng trên cầu đợi em. Thoạt nhìn, hình ảnh này giống hệt hình ảnh mở đầu bài thơ, và nếu như vậy thì người con trai đã hoá đá. Nhưng ngẫm kĩ thì không phải.

Sự vận động vô cảm của cái bên ngoài như nước chảy, nắng tắt đã gây nên những chấn động dữ dội trong lòng người con trai. Người con trai không thể chờ đợi một cách vô vọng, cho dù là người con gái lỡ hẹn vì không thể đến chứ không phải là không muốn đến.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
Nga Lê

27/12/2023

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi