30/12/2023
30/12/2023
Nhà văn Mã A Lềnh nổi tiếng trong làng văn Lào Cai nói riêng và văn chương cả nước nói chung. Sự nổi tiếng còn bởi sự "quý hiếm" của ông, bởi nhà văn người dân tộc Mông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sự tiếp nối truyền thống văn hóa, yêu quê hương, dân tộc từ cha đến con khiến cho mỗi ai tiếp xúc đều thấy nể phục.Suốt những năm tháng trải nghiệm, sống và viết, ông không hướng ngòi bút tới những bi kịch của dân tộc mình, mà luôn muốn trồng thêm những cái cây văn hóa ở trên đó. Ông cố gắng miêu tả cảnh sắc, con người núi non với những đặc điểm riêng biệt, cá tính riêng biệt.
Văn của ông nồng nàn hơi thở dân tộc, mạch lạc, dứt khoát, ngắn gọn nhưng vẫn phóng túng. Ấy thế nhưng, thi thoảng ông vẫn nhắc đến cái mặc cảm, rằng mình chỉ là chiếc lá nhỏ nhoi, là giọt sương rơi, như thể ông còn chưa thỏa mãn với những gì mình đã làm được, còn thấy mắc nợ quê hương. Có lúc dường như thấy bất lực trước sự trầm hùng sâu lắng của nền văn hóa dân tộc mà mình chưa đủ tâm lực để theo đuổi đến cùng. Ông hiểu văn hóa vùng cao một cách sâu sắc, bao gồm cả ngôn ngữ dân tộc, điều đó sẽ tạo nên sự phong phú về ngôn ngữ trong diễn đạt, có tác dụng nâng tầm, làm bệ phóng cho những bút ký chân thực, giản dị nhưng vẫn thấm đẫm tình đời. Nói về cha con nhà văn Mã A Lềnh, không thể không nhắc đến cụ thân sinh ra lão nhà văn. Cụ là người trầm tính, ít nói, nhưng có một tình yêu thương vô bờ đối với gia đình và trách nhiệm với quê hương, đất nước. Với gia đình, ông cụ có thiệt thòi là bà cụ mất sớm khi tuổi còn trẻ, nhưng cụ đã "gà trống nuôi con", tức là nuôi dạy Mã A Lềnh ăn học, nên người. Với quê hương đất nước, cụ đã tham gia chống thực dân Pháp, tiễu phỉ, góp phần giải phóng quê hương vùng cao Sa Pa.
Cụ ông không sáng tác văn chương nhưng trong cụ là cả một dòng chảy lớn của văn hóa dân gian, truyền đời theo phương thức kỳ diệu của tri thức dân gian; trong đó có cổ tích, có dân ca, có những truyện ngụ ngôn mang hàm lượng truyền bá kiến thức và giáo dục rất lớn, có tác dụng xây dựng tâm hồn, nhân cách con người trước hết là tại cộng đồng làng bản. Với những hành trang đó, Mã A Lềnh đã lên đường, đi học tại trường thiếu nhi dân tộc huyện, rồi từ những kiến thức được học, những cuốn sách được đọc, những say mê với chữ nghĩa và một quyết tâm lớn, nên ông đã trở thành một nhà văn. Một số tác phẩm của nhà văn Mã A Lềnh như “Chuyện bây giờ mới kể” sáng tác năm 1996, “Rừng xanh” sáng tác năm 1997 và nhiều tác phẩm tiêu biểu khác. Trong cuộc đời sự nghiệp, Mã A Lềnh đã nhận được rất nhiều giải thưởng như Tặng thưởng của Hội Nhà văn và Ủy ban Dân tộc, Giải thưởng của Ủy ban liên hiệp Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam; Giải thưởng Phan Xi Păng; Giải thưởng của Hội VHNT các DTTS Việt Nam và tặng thưởng; Tác giả kịch bản của bộ phim tài liệu “Huyền tích H’mông”, tham gia Tuần lễ truyền hình Trung Quốc - Đông Nam Á - Nam Á lần thứ nhất.
Là nhà văn, lúc nào Mã A Lềnh cũng đau đáu hướng về văn hóa, cội nguồn dân tộc. Ông cần mẫn dốc hết sức, hết lòng đem nó đi xa. Đó là phận sự, là sứ mệnh của người con quê hương mà Mã A Lềnh ý thức rõ ràng. Ông hiểu rằng, nhà văn chính là một nhà văn hóa, nên phải tự trau dồi vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc mình, quê hương mình để hội nhập nhưng không hòa tan. Trong các tác phẩm của mình, Mã A Lềnh đi sâu mô tả thế giới nội tâm của người miền núi, trong bối cảnh đổi thay của thời cuộc và trong quá trình tiếp cận với thế giới văn minh. Qua đó, người đọc dễ dàng hình dung ra không gian, tập tục rất lạ, rất độc đáo của người miền núi.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời