08/01/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
08/01/2024
08/01/2024
“Hoàng tử bé” là nhân vật của một câu chuyện dành cho thiếu nhi, được xuất bản vào năm 1943. Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy tình cờ của anh chàng phi công và một cậu bé đến từ hành tinh khác. Truyện “Trong mắt trẻ” đề cập tới những chủ đề sâu sắc trong cuộc sống như tình yêu, cái chết, tình bạn, cả những thái độ và các mối bận tâm xung quanh đời sống hàng ngày.
Mở đầu câu truyện, tác giả kể về một bức tranh từng vẽ lúc còn nhỏ. Bức tranh số một là cảnh một con trăn đã nuốt trọn chú voi to lớn vào bụng và đang nằm yên chờ con mồi được tiêu hóa. Nhưng khi cậu mang ra cho mọi người xem, ai nấy cũng bảo đó chỉ là một chiếc nón nỉ. Cậu bé rất bất lực và tức giận, liền vẽ sang bức tranh thứ hai “Đành phải vẽ cả bên trong bụng con voi cho người lớn hiểu. Họ lúc nào cũng cần được giải thích” bức tranh này không khác bức tranh đầu là mấy, cậu vẽ thêm con voi đang nằm trong bụng con trăn với mong muốn cho mọi người hiểu ra. Và khi bức tranh số hai ra đời, mọi người lại khuyên cậu nên tập trung vào việc học đừng phí phạm thời gian cho những bức tranh, và sau sự thấy bại của 2 bức tranh, con đường làm họa sĩ của cậu đã kết thúc như thế đấy. Cậu nản lòng “ Người lớn chẳng bao giờ tự hiểu được cái gì cả, và thật là mệt cho trẻ con cứ phải giải thích cho họ” Vậy đó, trẻ em mà, chúng hồn nhiên, vui tươi bao giờ đầu óc cũng giàu trí tưởng tượng hơn những người lớn. Chúng nhìn mọi thứ xung quanh theo cách riêng và luôn bảo vệ cho điều mình nhìn nhận. Bởi vậy nên đôi khi chúng thường bị người lớn đối xử bất công “cả vú lấp miệng em” khiến cho đám nhỏ này tức chịu không nổi.
Từ đó hai bức tranh của tác giả được ông đưa ra như một bài kiểm tra trắc nghiệm cho những người lớn mà ông gặp. Và kết quả khiến ông thất vọng vô cùng vì bởi chẳng có một ai nhìn và hiểu ra những gì ông vẽ. Ông chán nản chẳng thèm nói chuyện về nghệ thuật, về văn thơ với những kẻ đó. Thậm chí để hạ bản thân mình xuống ngang tầm với họ, ông chỉ tiếp chuyện họ về đánh bài, đánh cầu, về áo quần hay trang sức, uống rượu hay về chính trị, … Thật vậy, nếu bạn cũng là một con người có trí tưởng tượng phong phú, đầu óc đầy mơ mộng như tác giả, nhiều khi bạn sẽ cảm thấy bản thân mình dường như lạc lõng giữa thế gian rộng lớn này. Vậy nên tác giả đã rất bất ngờ và ngạc nhiên khi ông chỉ vẽ cho Hoàng tử bé bức tranh số một vốn – một bức tranh được mọi người nhận xét là có hình cái mũ, thì cậu bé ấy lại liền nhìn hình ảnh con trăn kia đã nuốt trọn con voi.
Và khi cậu bé bảo ông vẽ cừu, ông lúng túng không biết vẽ sao nên đành vẽ đại một cái hộp rồi bảo với cậu rằng “ Đấy,… con cừu của chú đó” Ấy vậy mà Hoàng tử bé lại rất vui mừng, rạng rỡ thốt lên đúng rồi đó chính là con cừu của tôi, chắc hẳn nó đang nằm ngủ ngoan ngoãn trong cái hộp ấy đây mà. Câu truyện dần trở nên đáng yêu, ngộ nghĩnh. Từ đó, người đọc đã được tác giả đưa vào khám phá một thế giới mới, một thế giới ngụ ngôn triết lí mang đầy sự thơ mộng, cái thế giới mà con người ta không thể chỉ nhìn được bằng mắt thường, mà phải nhìn bằng cả trái tim, cùng trí tưởng tượng phong phú của mình.
Trong hành trình khám phá vũ trụ, Hoàng tử bé đã gặp toàn những gã người lớn theo cậu cảm nhận là rất kỳ cục. Có gã thì suốt ngày khoe khoang, lúc nào cũng ảo tưởng rằng người ta vỗ tay để ngợi khen, tán tụng gã. Còn gã nghiện rượu thì luôn có đủ một nghìn lý do để uống rượu. Hay gã kế toán dành cả ngày để loay hoay cùng những con số. Người lớn là thế đó, người lớn thật sự rất khác lạ. Và chú bé cứ phải lang thang trong cái xứ sở lạ lùng đó, với nỗi nhớ về đóa hồng nơi chốn quê nhà mà mình đã từ bỏ.
Hành tinh của Hoàng tử bé đơn giản lắm, nơi ấy chỉ có một ngôi nhà, vài cái cây, một bông hoa và mấy con cừu. Nơi đây cũng như tâm trí của trẻ thơ vậy, trong sáng, hồn nhiên, đơn giản đôi khi cũng mỏng manh và dễ vỡ lắm. Hoàng tử bé không hiểu và cũng chẳng cần hiểu về cái thế giới phức tạp của người lớn. Cậu chỉ muốn cố hết sức bảo vệ cho hành tinh nhỏ của mình, một thế giới của riêng cậu.
Khi đặt chân đến Trái Đất, Hoàng tử bé mới phát hiện, thì ra còn rất nhiều loại hoa khác, và bông hoa của cậu chẳng phải là bông duy nhất. Nhưng dù vậy thì đã sao? một con cáo đã từng khuyên cậu rằng : “Đó không phải là bông hoa duy nhất nhưng đó là bông hoa của cậu, cùng cậu trò chuyện… cậu nên chịu trách nhiệm về nó”. Và thế là cậu bé đã quyết định quay trở về hành tinh của mình.
Trước khi trở về, Hoàng tử bé đã để lại cho nhà văn một món quà thật ý nghĩa. Như cậu nói: “Nếu chú yêu thương một bông hoa trên một ngôi sao nào đó, chú sẽ thấy êm đềm khi ngắm sao ban đêm. Cả bầu trời sao sẽ nở hoa”.
Quả thật, đây là một câu chuyện rất cảm động, với lời văn đơn giản, nhưng đã để lại cho độc giả những bài học rất đáng quý. Tuy viết cho thiếu nhi nhưng có lẽ ta nên gọi nó là câu chuyện dành cho “Những người lớn từng là trẻ con”. Thật vậy, mỗi chương của tác phẩm lại là một câu chuyện kể lại những cuộc gặp gỡ của hoàng tử bé, chứa đựng những bài học đạo đức thật quý giá, chỉ bằng một đến hai câu nói chân thành, đơn giản nhưng rất thấm thía về ý nghĩa của tình bạn và giá trị của cuộc sống. Tác phẩm này cũng được tận tay tác giả của nó vẽ nên những bức tranh minh họa. Nhưng bức tranh ấy tuy đơn sơ, giản dị nhưng phảng phất phần ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên. Song nó cũng rất nổi tiếng, được độc giả nhiệt tình đón nhận chẳng kém gì bản thân cuốn sách.
08/01/2024
Trong văn bản "Trong mắt trẻ" (trích "Hoàng tử bé"), nhân vật Hoàng tử bé và nhân vật "tôi" có những đặc điểm và sự khác biệt sau đây:
1. Tên gọi:
- Hoàng tử bé: Tên gọi này cho thấy sự tưởng tượng và mơ mộng của nhân vật, đồng thời ám chỉ sự thuần khiết và trong sáng.
- "Tôi": Tên gọi này chỉ người kể chuyện, người lớn đã trải qua cuộc sống và có cái nhìn khác về thế giới.
2. Xuất thân:
- Hoàng tử bé: Xuất thân từ một gia đình giàu có, được nuông chiều và chăm sóc cẩn thận.
- "Tôi": Xuất thân từ một gia đình bình thường, có cuộc sống khá khó khăn và phải tự lập từ nhỏ.
3. Ngoại hình:
- Hoàng tử bé: Được miêu tả như một cậu bé xinh đẹp, có nụ cười trong trẻo và ánh mắt sáng ngời.
- "Tôi": Không có mô tả cụ thể về ngoại hình của nhân vật "tôi".
4. Lời nói:
- Hoàng tử bé: Nói những câu chuyện tưởng tượng, mơ mộng và đầy sự ngây thơ.
- "Tôi": Kể lại câu chuyện với ngôn ngữ trưởng thành, sắc bén và có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.
5. Hành động cử chỉ:
- Hoàng tử bé: Thể hiện sự tò mò, khám phá và sự tưởng tượng phong phú qua việc tạo ra những trò chơi và cuộc phiêu lưu.
- "Tôi": Thể hiện sự quan sát, lắng nghe và hiểu biết về cuộc sống thông qua việc ghi lại những hành động của Hoàng tử bé.
6. Ý nghĩ và cảm xúc:
- Hoàng tử bé: Có ý nghĩ và cảm xúc trong trẻo, ngây thơ và đầy mơ mộng.
- "Tôi": Có ý nghĩ và cảm xúc trưởng thành, sâu sắc và có cái nhìn khách quan về cuộc sống.
7. Tính cách:
- Hoàng tử bé: Tính cách trong trẻo, ngây thơ, tưởng tượng và đầy sự mơ mộng.
- "Tôi": Tính cách trưởng thành, sắc bén và có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.
Tổng quan, nhân vật Hoàng tử bé được miêu tả như một cậu bé trong trẻo, ngây thơ và đầy tưởng tượng, trong khi nhân vật "tôi" là người lớn có cái nhìn khác về cuộc sống và có sự quan tâm đặc biệt đến Hoàng tử bé.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời