05/03/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
05/03/2024
05/03/2024
Bài thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi đã không miêu tả, nhấm nháp tâm trạng của người đang đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Từ tình yêu đôi lứa, tác giả đã nâng lên thành tình yêu tổ quốc. Thông qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, cách mạng của mình một cách mãnh liệt. Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ – một tâm trạng mà bất cứ người nào đang yêu cũng gặp phải. Yêu, nhớ và thương là những thuộc tính cố hữu của tình yêu. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã không miêu tả tâm trạng của người đang đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những khoảnh khắc yên tĩnh “giữa đèo mây” hoặc đang hành quân rồi dừng chân “dưới hàng cây”, hình ảnh người thương của chàng chiến sĩ ùa về choáng ngợp tâm hồn. Nhớ tức là buồn, bởi khi ấy người ta phải sống trong xa cách, thiếu vắng người bạn đời. Nhưng người sống thiếu lý tưởng chỉ biết hôm nay mà không ý thức được ngày mai, có khi yêu bản thân mình hơn “đối tác”, chỉ biết tận hưởng tình yêu mà không biết vun đắp, nuôi dưỡng sẽ chỉ khắc khoải trong nỗi cô đơn. Còn trong bài thơ, người chiến sĩ trong tâm trạng nhớ lại thấy ngôi sao đang lấp lánh kia như đồng cảm với mình để “soi sáng đường” cho mình, ngọn lửa hồng đêm lạnh kia cũng sẻ chia cùng mình để “sưởi ấm lòng” mình. Chàng thấy mình như ngôi sao, như ngọn lửa. Càng nhớ, ngôi sao càng lấp lánh, ngọn lửa càng hồng giữa đêm lạnh. Và lấp lánh để “soi sáng đường”, “hồng đêm lạnh” để “sưởi ấm”. Nhớ, buồn mà vô cùng lạc quan, tràn ngập niềm tin chứ không ủy mị, than vãn, như những kẻ đang tương tư nhau vẫn chưa được biểu hiện trong thơ lãng mạn trước đó. Nhưng niềm lạc quan của chàng chiến sĩ ở đây đâu phải là tếu theo kiểu “thây rơi như cánh hoa đào” mà có cơ sở, bởi: “Anh yêu em như anh yêu đất nước”. Tình yêu ấy càng sâu sắc khi anh thấy người mình yêu – ở đây được ví như đất nước – “vất vả đau thương”, nhưng “tươi thắm vô ngần”. Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp – tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của xã hội, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của cộng đồng. Nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi vẻ mềm mại tự nhiên. Đọc bài thơ này, không ai nghĩ nhà thơ tư duy chính trị mà chỉ thấy ông giãi bày tâm trạng rất thật, rất sinh động của một người đang yêu – một tình yêu cháy bỏng, tha thiết.
22/03/2024
Huy Nguyễn ĐăngViết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ cảm xúc của chủ thể trữ tình trong văn bản" vội vàng, Xuân Diệu "
05/03/2024
Huy Nguyễn ĐăngTrong bài thơ "Nhớ" của Nguyễn Đình Thi, chủ thể trữ tình thể hiện một trạng thái tinh tưởng về quá khứ, đầy nhớ nhung và tiếc nuối. Tâm trạng của chủ thể được mô tả qua những dòng văn sâu lắng, dày vò cảm xúc. Ông nhớ về những kỷ niệm xưa, về người yêu cũ và quê hương mất mát. Bản thân chủ thể vẫn còn ôm trong lòng những hình ảnh, những khoảnh khắc ngọt ngào của quá khứ, nhưng cũng đau đớn vì không thể trở lại. Sự đau buồn và nỗi nhớ sâu sắc đượm vào từng câu thơ, tạo nên một bức tranh hoài niệm đầy cảm xúc và sâu lắng về quê hương và tình yêu. Điều này làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của chủ thể và đồng cảm với sự tiếc nuối và nhớ nhung trong lòng ông.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời