19/03/2024
19/03/2024
19/03/2024
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2.
Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai khổ đầu của đoạn trích là: phép liệt kê
- Tác dụng: nhấn mạnh những giấc mơ của người hát xẩm nghèo khổ, từ đó tác giả tái hiện số phận của những con người nghèo khổ, không theo đuổi được ước mơ.
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ là: Nghị luận
Câu 4.
"Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất"
Câu 5. Ý nghĩa của giấc mơ đối với cuộc sống của con người.
Câu 6. Có thể hiểu nội dung của hai dòng thơ:
"Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất"
- Nếu như cuộc sống ban ngày đầy rẫy sự mệt mỏi thì cuộc sống ban đêm với những giấc mơ sẽ xoa dịu đi sự mệt mỏi đó.
- Tuy nhiên giấc mơ đó cũng chỉ là ảo ảnh, con người vẫn là nên sống và đối diện với hiện thực.
Câu 7. Thông điệp có ý nghĩa nhất em rút ra: Ước mơ tuy hư ảo nhưng cũng là niềm an ủi, là động lực để chúng ta vươn xa hơn và có động lực sống cuộc sống tốt đẹp hơn. Một người sống không có hoài bão ước mơ sẽ thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa.
Câu 8.Mỗi chúng ta đều có cho mình những ước mơ rất riêng và ước mơ thì luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ước mơ được hiểu là những điều tốt đẹp mà ta luôn khao khát, luôn mong mỏi và hướng đến. Ước mơ có ý nghĩa lớn lao vì nó là hiện thực hóa của những khao khát trong ta. Ước mơ giúp con người biết mình cần làm gì, cần hành động ra sao và bước đi như thế nào. Khi có ước mơ, con người sẽ có những hành động, suy nghĩ và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Định hướng rõ ràng làm con người không bế tắc, không gục ngã. Nhờ vậy mà mọi thứ càng trở nên tốt đẹp hơn. Chính nguồn động lực lớn lao đó giúp con người kiên trì trên đường đời và có thể mạnh mẽ vượt lên áp lực. Không có ước mơ, trước mắt ta chỉ là hàng rào của những điều mờ mịt, của những lớp sương mờ tối tăm. Con người không thể sống mà thiếu ước mơ được. Nó chính là kim chỉ nam của nhận thức và hành động. Mọi thành công đều được dựng xây, vun đắp từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy. Bạn và tôi, mong rằng mỗi chúng ta đều vun đắp và dựng xây cho mình được những giấc mơ thật đẹp!
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạo lực học đường giờ đây đang trở thành một vấn đề nóng hơn bao giờ hết khi mà lướt qua các mạng xã hội, các trang báo điện tử tràn lan các thông tin về nạn bạo lực học đường. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh. Tuy nhiên sẽ như thế nào khi các em lại cảm thấy sợ hãi hay cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
Có thể hiểu bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hành vi khác nhau gây tổn thương đến học sinh bao gồm cả thể xác và tinh thần. Nó thường xảy ra giữa những học sinh, bao gồm cả việc dọa nạt, tẩy chay hay đánh đập giữa các học sinh. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về vấn đề này, trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Có thể nói đây là một con số đáng báo động đỏ về vấn nạn này.
Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này đó chính là do bản thân học sinh, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí với một cái tôi cá nhân quá cao .Chỉ cần những tác động, những kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến học sinh học theo, ví dụ như những clip bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính nữa là do phía gia đình, nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”, bố mẹ ít quan tâm đến con cái hoặc thường xuyên nặng lời quát tháo.
Vấn đề này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, là biểu hiện về việc đạo đức của học sinh ngày càng xuống cấp . Nó khiến cho học sinh trở nên hung hăng hơn, và nạn nhân thì trở nên sợ sệt, không muốn đến trường vì sợ gặp kẻ bắt nạt . Nó làm xấu đi hình ảnh của những học sinh thơ ngây trong mắt cộng đồng, xã hội.
Vì vậy cần có những giải pháp phù hợp cho vấn đề này.Về phía học sinh, sinh viên, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó.Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường,giáo viên để uốn nắn, tránh phân biệt đối xử.
Như vậy, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của cá nhân trường học mà còn là vấn đề của chính cộng đồng, xã hội. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời