Viết bài văn nghị luận phân tích nhân vật Điền trong đoạn trích sau: Trên kia, giăng nhởn nhơ như một cô gái non vừa mới có nhân tình. Gió nhẹ nhàng đặt trên lá những bước chân vũ nữ. Những tàu lá chu...

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Lưu Quang

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

28/03/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Nhân vật Điền trong đoạn trích trên là một người đàn ông sống trong hoàn cảnh khó khăn, phải đối mặt với cuộc sống nghèo khổ và áp lực từ gia đình. Ông ta có tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng và yêu thương con cái, nhưng lại bị cuộc sống thực tế đè nén. Điền cảm thấy bất lực trước sự khốn khổ của gia đình và xã hội xung quanh, nhưng vẫn không từ bỏ hy vọng và niềm tin vào nghệ thuật để tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình. Điền được miêu tả qua góc nhìn của tác giả thông qua các hành động, suy nghĩ và cảm xúc của mình trong cuộc sống hàng ngày. Ông ta là biểu tượng cho sự chiến đấu, hy vọng và lòng nhân ái giữa bức tranh khắc nghiệt của cuộc sống hiện thực.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
Câu trả lời uy tín

Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì 1930 – 1945. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính là điểm đặc sắc trong các sáng tác của Nam Cao, giúp ông khắc họa sinh động hiện thực cuộc sống của những con người cùng khổ. Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm “Giăng sáng” qua nhân vật Điền.
Trước hết, nhà văn tập trung miêu tả những bi kịch tinh thần, quá trình giằng xé trong nội tâm nhân vật Điền để làm nổi bật nỗi thống khổ của những kiếp người “muốn cất cánh bay cao nhưng bị áo cơm ghì sát đất”. Nam Cao quan tâm đến những nét tâm lí nhỏ nhặt cùng các sự vật hoặc sự việc có tính chất đời thường. Từ những điều nhỏ bé ấy, ông đưa ra những triết lí mang tính phổ quát về thân phận con người, hoàn cảnh xã hội. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Điền và bốn cái ghế mây – thứ duy nhất có giá trị trong nhà Điền. Giọng văn lạnh lùng đến dửng dưng của Nam Cao khiến người đọc tò mò: “Ðiền có bốn cái ghế mây. Tất cả đồ đạc trong nhà, chỉ có bốn cái ghế mây này là có giá. Không phải Ðiền mua. Tính Ðiền rất ghét mua”. Chỉ xoay quanh bốn cái ghế ấy, Nam Cao đã hé lộ biết bao nỗi niềm của nhân vật. Là một người có học, Ðiền từng làm một ông giáo trường tư trong ngót ba năm. Với một người ôm mộng văn chương, muốn sáng tạo những áng văn bất hủ để đời như Điền thì công việc dạy học cũng có phần đáng chán. Vì hai chục bạc lương mà Điền cố gắng. Ngày trường dẹp, ông hiệu trưởng còn nợ của Điền nửa tháng lương. Ông ta đành ngượng nghịu bảo Điền cầm bộ ghế mây về. Lúc này tâm trạng Điền diễn ra những trạng thái đặc biệt. Điền dồn nén cảm xúc để cái mặt không xị xuống. Bao nhiêu phân vân, tính toán dở khóc dở cười xuất hiện trong đầu óc anh. “Chao ôi! Cũng mang tiếng là ghế mây!... Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là nước sơn không róc cả ra như là da thằng hủi. Trông đủ thảm.”. Câu văn cho thấy tâm trạng xót xa, khổ tâm hết sức của Điền. Điền ngại đèo bòng mấy chiếc ghế mây, sợ tốn thêm tiền tàu xe mà cũng không dám từ chối ông hiệu trưởng bởi“Họ bị tủi vì người ngoài đã lắm. Chẳng nên để người nọ bị tủi vì người kia”. Điền suy đi, tính lại rồi ưng thuận. Không chỉ Điền mà nhân vật ông hiệu trưởng cũng có những chi tiết phân vân tương tự. Từ đó, nhà văn cho thấy bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trong xã hội đương thời khi bị cơm áo gạo tiền bóp nghẹt đến mức phải sống tằn tiện, nghèo khổ, thảm hại. “Ðiền tự an ủi: Có tiền rồi sẽ viết. Nhưng Ðiền biết: chẳng bao giờ Ðiền viết nữa, bởi chắc chắn là suốt đời Ðiền cũng không có tiền...”
Diễn biến tâm lý của nhân vật trong “Giăng sáng” thực chất là quá trình đấu tranh, sự chuyển hóa lẫn nhau của những đối cực trong nội tâm con người. Xung đột chủ yếu trong những sáng tác của Nam Cao là xung đột của thế giới nội tâm nhân vật. Kể cả trong “Chí Phèo”, căng thẳng nội tâm cũng diễn ra trước và được nhà văn miêu tả kĩ hơn là phút hành động cuối cùng. Nhân vật của Nam Cao luôn ở trong tâm thế chông chênh giữa một bên là ước mơ cao cả với một bên là hiện thực nghèo túng. Và hơn hết, họ chẳng thể nào thanh thản để chọn lấy một con đường. Điền yêu trăng, coi trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp sang trọng của nghệ thuật. Những tối có trăng, Điền khuân mấy cái ghế ra sân ngồi cùng vợ con. Những phút thảnh thơi hiếm hoi ấy xoa dịu lòng Điền. Nhờ có tâm hồn đẫm văn thơ mà Điền thấy người vợ mới cằn cỗi làm sao! Lúc nào thị cũng tính toán, luôn luôn tính toán. Điền cho rằng điều ấy nhỏ nhen và tầm thường. Thế nhưng, chính Điền cũng vô thức trở thành kẻ tính toán lúc nào không hay. Khi chứng kiến cảnh nheo nhóc của gia đình, bỗng nhiên Điền nảy sinh nỗi đau quằn quại. Đấu tranh nội tâm gay gắt đang tra tấn Điền. “Còn sống trong cái gia đình này mãi, giữa những lo lắng nhỏ nhen này mãi, lòng Ðiền sẽ cạn. Cạn luôn cả nguồn thơ quý báu, mà Ðiền vẫn ao ước có ngày lại khơi...”. Chỉ có những người đàn bà đẹp mới biết yêu văn chương của Điền và ý nghĩ này làm chính anh ta thấy xấu hổ. Nam Cao đã đi sâu vào từng ngóc ngách của tâm trạng con người để vén bức màn đang che giấu những khát khao thầm kín. Giữa lúc ý định muốn bỏ đi trở nên rõ rệt, cơn ốm cùng tiếng rên đau đớn của đứa con, sự tức giận đến khổ sở của người vợ làm Điền sực tỉnh. Tình thương con, tinh thần trách nhiệm đã kéo Điền về với thực tại. Khi phản ánh mâu thuẫn giữa hiện thực và sự mơ mộng, nhà văn thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Họ rời xa tầng lớp lao động cần lao để sống với ảo tưởng. Bi kịch của Điền đến từ sự ngộ nhận, chọn lựa sai lý tưởng sống. Miêu tả những mâu thuẫn âm thầm mà căng thẳng trong nội tâm nhân vật, Nam Cao đã đưa ra tuyên ngôn đúng đắn về nghệ thuật. Nhà văn phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời”.
Nhân vật Điền hiện lên chủ yếu qua quá trình diễn biến tâm lí phức tạp. Sự thay đổi trong nhận thức dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn, cách cảm nhận thế giới xung quanh. Trong“Chí Phèo”, nhờ có bát cháo hành của Thị Nở mà Chí cảm thấy khung cảnh buổi sáng hôm sau đẹp lạ thường. Ở đây, cảm nhận của Điền về ánh trăng trước và sau cũng có rất nhiều thay đổi.
Như vậy, với cách chọn lựa đối tượng nhân vật phù hợp, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ trần thuật cùng điểm nhìn linh hoạt, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Điền – hình ảnh đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng. Tác phẩm là truyện ngắn mang đậm tinh thần hiện thực phê phán, tiêu biểu cho phong cách Nam Cao và xứng đáng trở thành tuyên ngôn nghệ thuật cao cả của nhà văn.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

giúp tui huhu
một bữa no có nằm trong văn bản sgk không? Giúp mình với!
Câu 8 : “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin b...
Theo e , Chí Phèo trong truyện Chí Phèo là người như thế nào ?
Hình ảnh thơ tiêu biểu của bài " Giữ lấy màu xanh" của Giang Nam
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved