Phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn trích tháng hai: tuong tư hoa đao- thương nhớ mười hai( Vũ Bằng)

ADS
Trả lời câu hỏi của Tran Bao Vi
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

06/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Đoạn trích "tháng hai, tương tư hoa đào" trong tác phẩm "Thương Nhớ Mười Hai" của Vũ Bằng thể hiện sự tinh tế và sâu lắng trong cách miêu tả. Tác giả đã sử dụng ngôn từ để tái hiện hình ảnh hoa đào một cách rất sinh động, từ đó gợi lên những cảm xúc tương tư, nhẹ nhàng và lãng mạn. Điều này thể hiện nghệ thuật văn chương cao quý và sức mạnh của từ ngữ trong việc khuấy động cảm xúc của người đọc. Ngoài ra, nội dung của đoạn trích này cũng thể hiện sự kỷ niệm và yêu thương đối với tháng hai, khi hoa đào nở rộ làm cho người viết nhớ về những khoảnh khắc đẹp và ý nghĩa. Điều này cho thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật miêu tả và việc truyền đạt thông điệp, góp phần làm cho tác phẩm trở nên sống động và gần gũi với người đọc. Tóm lại, đoạn trích "tháng hai, tương tư hoa đào" trong "Thương Nhớ Mười Hai" không chỉ mang lại hình ảnh sinh động mà còn chứa đựng nhiều cảm xúc sâu sắc, qua đó làm cho người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp non nước và lòng yêu quê hương của tác giả.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
thuuhoaii11

06/04/2024

Câu trả lời uy tín

Thương nhớ mười hai là một tác phẩm tiêu biểu đặc trưng cho phong cách hành văn của nhà văn Vũ Bằng. Được viết vào năm 1960, quyển sách tính cho đến nay đã trải qua hơn nửa thế kỉ nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên nét đẹp cùng sức hút thuở ban sơ.
Mỗi một nghệ sĩ chân tài là một cá tính sáng tạo mạnh mẽ. Không giẫm lên trên lối mòn cả trong cảm nhận và biểu đạt. Sự biểu đạt trong văn chương trước tiên đòi hỏi sự dụng công ở ngôn từ. Một tác phẩm hay là tác phẩm phải đi sâu vào lòng người và có tính chất kết tinh. Chất kết tinh ấy là sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ. Qua ngôn ngữ, độc giả có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự tinh túy mà người tạo nên tác phẩm muốn truyền đạt. Victo Huygô từng nhận định: “Ngôn từ, từ ngữ giống như những sinh mệnh, những cổ máy vận hành, những tư tưởng của con người đi xa”. Giữa nghệ thuật kiến tạo ngôn từ và thông điệp nhân văn mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm luôn có mối quan hệ biện chứng sâu sắc. Đến với Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, người đọc sẽ có cơ hội khám phá và đón nhận những tình cảm, cảm xúc trữ tình chân thành của tác giả. Điều này bộc lộ trực tiếp qua những ngôn từ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích của nhà văn. Để có thể giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà Vũ Bằng kí thác trong Thương nhớ mười hai, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu tác phẩm ở góc độ ngôn ngữ. Việc tìm hiểu, khám phá và lý giải tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm sẽ giúp ta hiểu thêm về thế giới nghệ thuật văn chương. Đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng” sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về tác giả và tác phẩm. Qua đó, chúng ta còn thấy được sự bất diệt của những giá trị nghệ thuật đích thực. Bởi, ngôn ngữ chính là cánh cửa tuyệt vời nhất để chúng ta tiếp cận tác phẩm một cách sâu sắc và toàn diện.
Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng là một trường hợp như thế. Tuy nhiên, trong dòng chảy của nền văn học hiện đại Việt Nam, nhà văn Vũ Bằng là một hiện tượng. Mà là một hiện tượng khá đặc biệt. Bởi thế, việc nghiên cứu, khám phá và khai thác các tác phẩm văn chương của nhà văn không phải là việc dễ làm. Vũ Bằng là một nhà văn tài năng nhưng hình như không gặp may (chữ dùng của Vương Trí Nhàn). Là một trong những người mở đầu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với một khối lượng sáng tác đồ sộ. Đặc biệt, tác phẩm Thương nhớ mười hai của nhà văn được đánh giá là hay nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Thế nhưng, trong những năm gần đây, nhờ sự “công bằng, sáng suốt, viết hay trong phê bình văn học” cũng như trong đời sống mà Vũ Bằng đã được quan tâm, đánh giá ở nhiều phương diện, nhất là trong lĩnh vực văn chương. Tổng hợp từ các công trình viết về Vũ Bằng của các nhà nghiên cứu tài năng và tâm huyết, chúng tôi nhận thấy xuất hiện hai dạng thức nghiên cứu, đánh giá về nhà văn. * Những đánh giá, giới thiệu và hồi ức chung về Vũ Bằng: Có thể nói, ngay khi xuất hiện trên văn đàn với những tiểu thuyết đầu tay: Một mình trong đêm tối, Tội ác và hối hận, cái tên Vũ Bằng đã gây được sự chú ý cho giới nghiên cứu, phê bình văn học. Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên giới thiệu công khai về Vũ Bằng. Trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét khái quát về văn chương Vũ Bằng: “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ, ông chú trọng cả vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho nhân vật [14, tr 435]. Trong Mười khuôn mặt văn nghệ, Tạ Tỵ đã giới thiệu Vũ Bằng là một trong mười khuôn mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ. Bài viết Vũ Bằng, người trở về từ cõi đam mê đã nói về sự nghiệp của nhà văn với bao chua cay và thăng trầm. Sự đóng góp với nghề, một vài đặc điểm về văn phong, của Vũ Bằng. Nguyễn Vỹ, tác giả của Văn thi sĩ tiền chiến, giới thiệu về Vũ Bằng: “Vũ Bằng thích viết văn khôi hài, nhưng về miếng ăn, anh ta không khôi hài chút nào cả. Anh thích ăn ngon và rất háu ăn” . Tác giả quả quyết: “Người ta phải nói đến Vũ Bằng, trong văn học sử Việt Nam thế kỉ XX, Vũ Bằng phải có một địa vị xứng đáng” [20, tr 286]. Năm 2000, cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng mới thực sự được công nhận qua sự xác minh của Bộ quốc phòng. Đây là một dấu son quan trọng đối với bản thân nhà văn và người thân, bạn bè. Mở ra một chặng đường mới cho giới phê bình, nghiên cứu cũng như độc giả có điều kiện rộng rãi hơn trong việc giới thiệu, tìm hiểu về Vũ Bằng.
Trước hết, đề tài đã bước đầu tổng hợp được những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn chương của Vũ Bằng qua tùy bút Thương nhớ mười hai ở phương diện ngôn ngữ. Việc nghiên cứu góp một tiếng nói nhỏ vào hành trình khám phá và khẳng định tài năng của Vũ Bằng. Một ngòi bút có vị trí không nhỏ trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Hơn nữa, việc tìm hiểu góp phần phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu ở trường đại học hiện nay. Giúp người nghiên cứu mở mang kiến thức, nâng cao hiểu biết về tác giả, tác phẩm, Đặc biệt, cảm nhận được sự giàu có và vẻ đẹp vô tận của ngôn ngữ văn chương - ngôn ngữ dân tộc. Đây là một trải nghiệm

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi