13/04/2024
13/04/2024
Thanh Thảo sinh năm 1946, tên khai sinh là Hồ Thành Công. Thanh Thảo đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng An nình, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2014. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi. Ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mỹ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Bài thơ “trường ca Những người đi tới biển” của Thanh Thảo nói về hình ảnh thanh niên Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Mở đầu đoạn thơ là sự khẳng định của những người lính:
Chúng tôi không mệt đâu
Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!
Tiếp đến nói đến những hoài bão của tuổi 20:
Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yêu mến và mãnh liệt như cỏ
Những từ ngữ, hình ảnh nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ: trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh để giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết của thế hệ trẻ đồng thời có thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Tác giả ca ngợi và tự hào về tuổi trẻ, thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
"Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"
“Hoa” ẩn dụ chỉ sức mạnh của ý chí, tinh thần tuổi trẻ. “Mùa xuân” ẩn dụ chỉ thành quả, thắng lợi của cách mạng. Nội dung của hai câu thơ là sự kiên cường, bất khuất, ý chí của tuổi trẻ thanh niên thời chống Mĩ, hứa hẹn sự chiến thắng, thành công trong tương lai. Qua đó, thể hiện sự ca ngợi và tự hào của tác giả đối với tuổi trẻ Việt Nam. Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ.
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Những tuổi hai mươi cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý giá chứ không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể); "ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc" thể hiện sự tự nguyện dấn thân, hi sinh của tuổi trẻ. Đó là lí tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ khi đất nước có giặc ngoại xâm. Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có trách nhiệm với Tổ quốc thì Tổ quốc sao có thể tồn tại. Nội dung câu thơ đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước.
Đoạn thơ "Những người đi tới biển" của Thanh Thảo miêu tả về tuổi thanh xuân, sự trẻ trung, và tình yêu đối với Tổ quốc. Hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ được thể hiện trong đoạn trích là sự kiên cường, bất khuất, dũng cảm, đoàn kết, yêu nước, giàu nhiệt huyết … nguyện hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tố quốc.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời