16/04/2024
16/04/2024
16/04/2024
Xuân Diệu là một nhà thơ mới xuất sắc và gặt hái được nhiều thành tựu của văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của ông là bài thơ “Vội vàng”, trích trong tập “Thơ thơ” - thi phẩm kết tinh vẻ đẹp của Xuân Diệu trước Cách mạng Tháng Tám. “Vội vàng” đã mang đến cho chúng ta một bức tranh mùa xuân tươi mới tràn đầy sức sống bằng những nhân sinh quan vô cùng mới mẻ. Và ở khổ thứ hai của bài thơ chính là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và cuộc đời của tác giả:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”
Nếu như ở khổ thơ đầu của bài, nhà thơ đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, yến anh, cùng với đó là tình yêu đến cháy bỏng của người thi sĩ; thì đến khổ thơ thứ hai, tác giả lại thể hiện sự khắc khoải trước những tốc độ trôi thật nhanh của thời gian. Dường như sâu thẳm trong tâm hồn người thi nhân ấy, đã có ý thức rất rõ sự vô tình của thời gian trôi đi quá nhanh. Trước một mùa xuân tràn đầy sức sống và sắc hương rực rỡ quyến rũ mê ấy, tác giả cũng hòa mình vào bầu không khí, cùng thưởng thức đấy thôi nhưng lòng vẫn lo sợ. Lỡ sợ rằng “xuân đương tới” rồi xuân cũng sẽ “đương qua”, xuân còn non không có nghĩa là xuân sẽ không già, bởi mỗi phút giây qua đi như đẩy cuộc đời của con người thêm ngắn lại. Thời gian chẳng chờ đợi ai, nó cứ mặc kệ đi tuổi trẻ, thanh xuân, cảnh vật xung quanh mà vụt đi mất. Thời gian, tuổi trẻ, chả bao giờ có thể quay lại, bởi thế mà tứng giấy đều phải trân trọng, phải sống một cách vội vàng kẻo lỡ những thành xuân cuộc đời. Sự phối kết hợp những động, tính từ trái nghĩa “tới” - “qua”; “ già”- “non”, đã cho thấy cảm quan của thi nhân trước thời gian đầy nhạy bén, tinh tế. Mỗi ngày, mỗi tháng năm qua đi đời người thêm phần ngắn lại, khi mà ta không còn thấy được những vẻ đẹp của mùa xuân nữa nghĩa là đời người không còn, sinh thể vĩnh viễn xa rời cuộc đời. Dù biết lòng người thì rộng, còn bao khát khao, bao hoài bão và những ước mơ đấy nhưng biết làm sao được khi thời gian càng rút ngắn, khi lượng trời hữu hạn, tuổi trẻ nhân gian đâu có chịu dài. Cảm nhận được sự vội vã ấy, nhà thơ càng bất an, càng thảng thốt, nghẹn ngào:
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.”
Thật vậy, đất trời, vũ trụ bao la là thế, nhưng con người lại nhỏ bé, đời người lại hữu hạn. Phải chấp nhận sự thật dẫu biết rằng mùa xuân tuần hoàn đấy thôi, nhưng tuổi trẻ đâu có vĩnh viễn mà tuần hoàn theo thời gian, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, dồi dào sức khỏe, tràn đầy nhiệt huyết. Thế nên nỗi tiếc nuối, bâng khuâng rợn ngợp cả đất trời. Mùi chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”
Có thể thấy rằng, đây chính là lẽ thường của tạo hoá, một quy luật của vũ trụ mà vạn vật đều không tránh khỏi. Vì thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành dừng lại. Có lẽ con người chúng ta đều sợ thời gian, sợ những khoảnh khắc phải chia xa, nước mắt rơi, sợ những phai tàn, héo úa.
“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa ...
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm.”
Và đến đây, thi sĩ Xuân Diệu đã vỡ lẽ ra một điều rằng chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ của mùa xuân ở lại. Khát vọng cháy bỏng trong lồng ngực, ước muốn táo bạo đã tan thành mây khói. Chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thoảng thốt còn in dấu trong dấu chấm cảm giữa dòng thơ và dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Không thể buộc gió, chẳng thể tắt nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân, Xuân Diệu đã hối thúc bản thân mình và mọi người hãy sống vội vàng, tràn đầy nhiệt huyết để không lãng phí thời gian trôi qua: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”. Lời giục giã hối thúc mang sắc điệu mạnh mẽ, quyết liệt bởi kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cảm giữa dòng. Có thể nói câu thơ “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” rẩt điển hình, tiêu biêu cho hồn thơ vội vàng cuống quýt của Xuân Diệu trước Cách mạng Tháng Tám. Không chỉ ở “Vội vàng”, Xuân Diệu luôn hối thúc giục giã mọi người cần sống mau, sống vội. Hãy mau mau chạy thật nhanh để đua với vũ trụ, với thời gian, nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm”, nhân lúc màu lá phải chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. Câu cầu khiến “Mau đi thôi” như một lời thức tỉnh những ai đang u mê ngập chìm trong sự chậm chạp, trễ nải và thơ ơ hãy sống nhanh, sống vội và sống có trách nhiệm. Đừng bỏ lỡ thành xuân bởi những tháng năm sống phí, sống hoài.
Khổ thơ thứ hai không phải là quá dài nhưng đã gửi gắm biết bao nhiêu những cảm xúc của người viết, của tác giả Xuân Diệu. Khổ thơ đã mang đến cho chúng ta - những người trẻ tuổi một cảm quan mới mẻ về lẽ sống để học tập. Hồn thơ Xuân Diệu phải chăng chính là “tiếng nói của một tâm hồn yêu đời” như thế. Đọc khổ thơ, chúng ta càng thấy mình cần phải gắng sức mỗi ngày, tận dụng thời gian để sống, học tập và làm việc có ý nghĩa hơn nữa để sống một tuổi trẻ thật đẹp, thật trọn vẹn.
Tựu chung lại, Xuân Diệu có cách cảm nhận về thời gian khác lạ như vậy, chính là nhờ vào “sự ý thức sâu xa về sự sống của cá thể”. Quan niệm mới mẻ, đột phá ấy của Xuân Diệu đã khiến cho ta phải trân trọng từng phút được sống, tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Qua khổ thơ này, chúng ta đã thấy được niềm khát khao sống mãnh liệt, cháy bỏng của ông hoàng thơ tình Việt Nam. Từ đó, chúng ta thêm trân trọng những quan niệm nhân sinh, tích cực, tiến bộ. Như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.
16/04/2024
1. Tác giả Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985)
Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong, lại là con vợ lẽ, đẹp trai, đa tình, đa tài; trước Cách mạng là thành viên của nhóm
Tự lực văn đoàn, sau Cách mạng, là một trong những nhà thơ hàng đầu của thơ ca Việt Nam hiện đại; lao động sáng
tạo nghệ thuật cần cù, sự nghiệp văn học phong phú đa dạng. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình
thơ, nhà dịch thơ, nhà bình thơ, nhà văn hoá lớn của Việt Nam thế kỉ XX.
2. Tác phẩm Vội vàng: trích từ tập thơ đầu tay Thơ thơ (1938), được tuyển vào Thi nhân Việt Nam, được coi như
một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu.
3. Thể loại và bố cục
- Thể thơ trữ tình, tự do (kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, thơ tự do; vần chân liền, cách, bằng, trắc
xen kẽ).
- BỐ cục:
+ Cách 1 (hai đoạn): (1) Tôi muốn. Chẳng bao giờ nữa!: luận lí, lí thuyết sống, tình yêu và hanh phúc của tác giả;
(2) Còn lại: cảm xúc trong thực hành.
+ Cách 2 (ba đoạn): (1) 13 câu thơ đầu: tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết; (2) 15 câu thơ tiếp: nỗi ban khoăn về sự
ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian; (3) Còn lại: lời giục giã sống vội vàng để tận
hưởng hạnh phúc
+ Cách 3 (bốn đoạn): (1) 4 câu thơ đầu: ước muốn kì lạ của nhà thơ trẻ; (2) Của ong bướm. mới hoài xuân', cảm
nhận thiên đường mặt đất; (3) Xuân đương tới. chẳng bao giờ nữa: lí lẽ về thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân và hạnh
phúc; (4) Còn lại: giục giã sống vội vàng để tận hưởng hanh phúc của tuổi trẻ, tình yêu ncri trần thế.
Nhận xét. bố cục rất chặt chẽ, mạch thơ là sự kết hợp giữa lí lẽ lập luận và cảm xúc trào dâng càng về sau càng
cuồn cuộn.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời