23/04/2024
23/04/2024
Câu 1: Đề tài của đoạn trích trên là Thiên nhiên và con người xứ Huế.
Câu 2:
Yếu tố tự sự: “Có lần vào cuối đông, tôi ngồi trong trại viết của Hội Nhà văn ở Quảng Bá và nhìn ra con đê sông Hồng xanh ngun ngút những cỏ kéo dài xuống những cánh đồng vùng “Yên Phụ” mịt mùng trong màu mưa bụi xám, tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Trãi nói về nỗi tâm đắc với cỏ ở Hà Nội: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi.”
Câu 3.
- Việc tác giả huy động kiến thức văn hóa tổng hợp khi viết bài kí có tác dụng nhắm cung cấp cho người đọc những thông tin xác thực về thiên nhiên xứ Huế, thể hiện lăng kính tinh tế của tác giả khi khám phá vẻ đẹp của hoa cỏ xung quanh mình và đồng thời điều đó trở thành yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho bút kí.
Câu 4.
- Cảm xúc của nhân vật tôi thể hiện trong đoạn trích chính là dòng chảy cảm xúc của tình yêu, sự nâng niu trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương xứ sở, một tình cảm thiêng liêng gắn bó sâu nặng, tự hào với mảnh đất và văn hóa Huế.
Câu 5.
Con người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau, con người không thể tách rời khỏi thiên nhiên bởi thiên nhiên là một phần của cuộc của cuộc sống con người, thiên nhiên là nơi rừng cây tươi mát, phủ bóng, tạo oxi, làm nhà, nơi dòng sông, suối, biển thanh mát, sạch sẽ cung cấp nước dùng sinh hoạt cho con người,.... Để có một cuộc sống, hiện đại, hạnh phúc ấm no như ngày nay, hết thảy đều có sự đóng góp công sức của thiên nhiên, bởi vậy mà con người phải giữ mối quan hệ hài hòa, gắn bó với nhau, chúng ta học cách giữ cho thiên nhiên ngày càng tươi tốt, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên khỏi hững hành vi phá hoại thiên nhiên: đốt rừng, sả rác bừa bãi,...
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời