viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về công lao của Lương Văn Chánh đối với vùng đất Phú Yên

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Thanh Huyền

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

24/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Lương Văn Chánh là một nhân vật có công lớn trong việc khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên. Ông được xem như "thần thành hoàng làng" bởi sự cống hiến không ngừng nghỉ cho đất đai và cộng đồng. Đền thờ Lương Văn Chánh tại Phú Yên là biểu tượng của lòng kính trọng và tri ân của người dân đối với công lao của ông. Nhìn vào những sắc lệnh và công trạng của ông, ta không thể không ngưỡng mộ tinh thần kiên trung, lòng yêu nước và sự hy sinh vì cộng đồng của Lương Văn Chánh. Sắc lệnh năm 1597 của Nguyễn Hoàng giao cho ông khai khẩn vùng đất Đèo Cù Mông, Đèo Cả ở Phú Yên chứng tỏ sự tin tưởng và trọng dụng từ triều Nguyễn. Hành động này đã giúp mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đất này. Đến ngày nay, công lao của Lương Văn Chánh vẫn được ghi nhận và tôn vinh thông qua việc duy trì và tổ chức các lễ hội tưởng niệm ông. Đền thờ Lương Văn Chánh không chỉ là di tích lịch sử mà còn là biểu tượng linh thiêng gắn liền với tâm hồn của người dân Phú Yên. Với em, công lao của Lương Văn Chánh đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người con dân Phú Yên. Ông đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển vùng đất này, để lại di sản vô giá cho thế hệ sau. Em luôn tự hào và biết ơn công lao to lớn của ông trong việc xây dựng quê hương Phú Yên ngày nay.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
Híphg1

24/04/2024

Câu trả lời uy tín

Lương Văn Chánh có tài năng của một thượng tướng, giúp dân chúng khai phá mở đất lập làng, tạo tiền đề cho tỉnh Phú Yên ngày nay.

Lương Văn Chánh là người xứ Thanh, lớn lên trong cảnh Nam – Bắc triều, ông trở thành tướng quân của nhà Lê, giữ chức Thiên Vũ vệ đô chỉ huy sứ.

Năm 1545, trung thần phò tá cho nhà Lê là Thái sư Nguyễn Kim bị Quan Tổng Trấn nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng rồi đầu độc giết chết, mọi quyền lực nhà Lê đều lọt vào tay Trịnh Kiểm. Tuy nhiên các tướng nhà Lê cho rằng người nắm quyền bính phải là con trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông, vì thế việc Trịnh Kiểm nắm quyền bính được xem chỉ là tạm thời, sẽ đến lúc phải trao quyền cho Nguyễn Uông đang làm Tả Tướng Quân.

Nguyễn Uông trở thành cái gai trong mắt Trịnh Kiểm, và đột nhiên một hôm Nguyễn Uông mất không rõ nguyên nhân. Em của Nguyễn Uông là Nguyễn Hoàng (tức con thứ của Nguyễn Kim) linh cảm có chuyện chẳng lành, nên nội vã đến tìm gặp cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm xin chỉ dạy.

Trạng Trình đáp rằng “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là “Hoành sơn một dãy, dung thân ngàn đời”

Dãy Hoành Sơn thuộc địa phận Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng liền nhờ chị ruột là Ngọc Bảo (tức vợ Trịnh Kiểm) xin anh rể cho mình được trấn thủ ở Thuận Hóa. Trịnh Kiểm cho rằng Thuận Hóa xa xôi, đất đai cằn cỗi, để Nguyễn Hoàng đi sẽ yên tâm hơn không có ai tranh giành với mình nên đồng ý cho Nguyễn Hoàng đi trấn thủ luôn cả vùng đất cực nam bấy giờ là Thuận Hóa và Quảng Nam.

Tháng 10/1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và các binh tướng thân tín đi về phương nam. Trong số những người đi theo có Lương Văn Chánh, ông trở thành cánh tay đắc lực giúp Chúa trong thời điểm khó khăn. Chúa Nguyễn Hoàng thực hiện chính sách khai phá đất đai, giúp dân an cư lạc nghiệp, các vùng đất ngày càng trù phú, quân đội cũng ngày càng lớn mạnh hơn.

Do vùng đất cực nam là điểm tập kết của giặc cỏ và các đám cướp biển, đất mới khai phá cũng trở thành điểm ngắm của cướp, nên Lương Văn Chánh cùng binh lính phải nhiều lần đánh tan các toán cướp.

Năm 1578, Chiên Thành đưa quân tiến đánh, Lương Văn Chánh vâng mệnh Chúa đưa quân chặn lại và đánh bại được Chiêm Thành, đồng thời đuổi theo vượt biên giới vào Hoa Anh (Khánh Hoà và Phú Yên ngày nay), cùng tiến đánh Kinh đô An Nghiệp nằm ở phía tây thành phố Tuy Hòa ngày nay.

Lương Văn Chánh công phá được thành An Nghiệp, đẩy quân Chiêm về phía nam. Sau chiến công này Lương Văn Chánh được phong làm Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, tước Phù Nghĩa hầu. Sau đó ông được giao trông coi huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định).

Lúc này ở Đàng Ngoài có thay đổi lớn, chúa Trịnh Tùng cùng quân Nam triều chiếm được thành Thăng Long của nhà Mạc. Thấy Đàng Trong ngày càng mạnh khó kiềm chế, năm 1593, Trịnh Tùng lập mưu để Nguyễn Hoàng ra bắc yết kiến vua Lê Thế Tông, mừng Vua về được Thăng Long.

Nguyễn Hoàng lâm vào thế buộc phải ra bắc. Nhận thấy lành ít dữ nhiều, Nguyễn Hoàng chọn người đáng tin cậy và tài năng phò tá cho mình. Một là người cậu Nguyễn Ư Dĩ nuôi Chúa từ khi mới chỉ 2 tuổi, cùng một người nữa chính là Lương Văn Chánh.

Nguyễn Hoàng ra bắc, Trịnh Tùng muốn nhân dịp này giữ Nguyễn Hoàng ở bắc để dễ bề kiểm soát, nên nói Vua phong cho Nguyễn Hoàng làm Trung quân đô đốc phủ tả đốc chưởng phủ sự thái úy Đoan quốc công cầm quân chống nhà Mạc ở phương bắc.

Lương Văn Chánh phò tá Nguyễn Hoàng, cầm quân đánh nhiều trận thắng lớn ở Sơn Nam và Hải Dương. Vua Lê Thế Tông biết Lương Văn Chánh đã được chúa Nguyễn Hoàng phong làm Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, tước Phù Nghĩa hầu trước đó, liền chính thức hợp thức hóa tước phong này, đồng thời gia phong làm Đô chỉ huy sứ chỉ huy 4 vệ quân Thần Vũ.

Bị kẹt ở bắc không về được, Nguyễn Hoàng rất lo lắng cho Đàng Trong, Chúa cử Lương Văn Chánh trở về Đàng Trong đưa dân chúng khai phá vùng đất phía nam.

Lương Văn Chánh giữ chức Tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên. Năm 1597, ông đưa 4.000 dân đến khai phá vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (địa bàn tỉnh Phú Yên ngày nay). Tại đây ông cùng dân từng bước khai khẩn đất hoang, lập nên những ngôi làng đầu tiên ở sông Đà Diễn, sông Cái.

Từ năm 1597 đến năm 1611, ông cùng dân chúng lập được gần 100 làng trù. Năm 1611, Lương Văm Chánh mất, dân chúng thương tiếc lập đền thờ, tôn ông làm Thành Hoàng.

Các đời chúa Nguyễn Từ năm 1689 đến năm 1767 có 5 lần ban tước cho ông như: “Bảo quốc chi thần”, “Bảo quốc Hộ dân chi thần”.

Đến thời nhà Nguyễn ông được 6 lần gia phong, tước vị cuối cùng của ông là Dục bảo Trung hưng Thượng đẳng thần.

Ngày nay ở xã Hòa Trị cách thành phố Tuy Hòa không xa, bên núi Cấm và dòng sông Bến Lội là ngôi mộ hình mai rùa của Lương Văn Chánh. Hàng năm dân chúng tỉnh Phú Yên đều tổ chức cúng lễ, tôn tạo khu mộ và đền thờ ông.

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

giúp tui huhu
một bữa no có nằm trong văn bản sgk không? Giúp mình với!
Câu 8 : “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin b...
Theo e , Chí Phèo trong truyện Chí Phèo là người như thế nào ?
Hình ảnh thơ tiêu biểu của bài " Giữ lấy màu xanh" của Giang Nam
Đặt câu hỏi về bài tập của bạn
Lưu ý: • Đặt câu hỏi đủ thông tin, có ý nghĩa • Không gian lận điểm • Không đặt câu hỏi có chứa nội dung phản cảm
Báo cáo câu hỏi
    Xác nhận
    FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
    Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
    Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    Tải ứng dụng FQA
    Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
    Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved