ĐẤT NƯỚC TÔI (Phạm Hữu Yên) Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu.. Nghe dịu nỗi đau của mẹ Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ Các anh không về, mình mẹ lặng im. Đất nước tôi Từ thuở còn nằm nô...

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của tranhalinh
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

24/04/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Đất Nước Tôi" của tác giả Phạm Hữu Yên bày tỏ tình cảm sâu sắc đối với đất nước và tình mẹ. Tác giả sử dụng các hình ảnh đời thường để miêu tả tình yêu thương, hy sinh và gian khổ của người mẹ và đất nước. Bài thơ không chỉ là sự tôn vinh, mà còn là một lời tri ân sâu sắc đối với tình yêu thường dân, tình yêu quê hương. Tác giả thể hiện sự kiêu hãnh, lòng tự hào về quê hương qua từng dòng thơ, đồng thời gieo niềm tin và sự hy vọng vào tương lai. Bài thơ nhấn mạnh sự gắn bó vững chắc giữa người con và đất nước, tình yêu thương mãnh liệt của mẹ dành cho con, cũng như tình yêu thương bền chặt của dân tộc đối với quê hương. Bài thơ "Đất Nước Tôi" là tác phẩm ca ngợi tình mẹ, tình quê hương và tình dân tộc, thể hiện tình cảm, lòng tự hào và hy vọng của tác giả đối với đất nước và con người Việt Nam.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương còn lưu dấu đâu đó trên gương mặt mẹ hiền. Đất nước tôi của nhà thơ Tạ Hữu Yên là một trong những bài thơ khắc họa được tất thảy những điều đó. Bài thơ ra đời năm 1984, sau một lần nhà thơ thăm trại an dưỡng dành cho các bà mẹ có con là liệt sỹ ở Thái Bình. Và rất nhanh sau đó đã được nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn phổ nhạc rồi nổi tiếng khắp cả nước. Bài thơ tuy không bắt nguồn từ cảm hứng lớn như ở “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi nhưng với sự khắc họa của nhà thơ, hình ảnh đất nước vẫn hiện lên đầy đủ, cụ thể mà cô đọng. Qua nỗi đau của mẹ, qua ân tình của mẹ, Việt Nam là đất nước của những người con lam lũ mà anh hùng… Chỉ 2 câu thơ: Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ/ Các anh không về, mình mẹ lặng yên, tác giả đã khắc họa được những cuộc chiến tranh tàn khốc và tấm lòng kiên trung, anh hùng của các bà mẹ Việt. Cách nói ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ chỉ là cách nói hình tượng, bởi trên dặm dài đất nước, ta có thể gặp rất nhiều những người mẹ mỏi mòn chờ đợi rất nhiều những đứa con. Mẹ đã nén lòng, hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình để đất nước đứng lên, hiên ngang trước giặc thù. Và nỗi đau của mẹ cũng như những mất mát của đất nước này như những giọt đàn bầu, buồn đó nhưng trầm lắng, nhẹ nhàng. Đọc bài thơ và nghe ca khúc này, tôi lại nhớ bức ảnh về mẹ Nguyễn Thị Thứ ngồi bên mâm cơm với 10 đôi đũa, 10 cái bát của nhà báo Trần Hồng. Với các mẹ, chiến tranh có thể mang thân thể con mẹ đi vĩnh viễn, nhưng các anh vẫn thường trực trong đời sống của mẹ, trong tình yêu, nỗi nhớ của mẹ. Mẹ Việt Nam ở đâu cũng thế: Mấy mùa không ngủ/ Ngăn bước quân thù phía Nam, phía Bắc/ Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con. Con của mẹ đi xa rồi, mẹ lại nuôi giấu bộ đội hoạt động trên địa bàn. Mẹ là cánh cò trong câu ca dao “tảo tần chung thủy”, vẫn chia đều mỗi hạt lúa, củ khoai cho những đứa con chung của đất nước. Ở hình ảnh này, tôi lại nhớ tới hình ảnh người mẹ trong ca khúc “Huyền thoại mẹ” của Trịnh Công Sơn: Mẹ về đứng dưới mưa/ Che đàn con nằm ngủ/ Canh từng bước chân thù… Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất lạc quan: Đất nước tôi/ Sáng ngời muôn thuở/ Khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ. Phải, đất nước sẽ sáng ngời muôn thuở bởi những ân tình từ mẹ hiền. Chiến tranh có thể làm mẹ mất chồng, mất con nhưng mẹ còn cả đất nước, vẫn còn hàng vạn, hàng nghìn đứa con chung. Và như Trịnh Công Sơn nói: Mẹ là gió uốn quanh/ Trên đời con thầm lặng/ Trong câu hát thanh bình/ Mẹ làm gió mong manh. Bài thơ kết thúc nhưng những vần thơ giàu tính nhạc vẫn vỗ vào tâm hồn tôi những đợt sóng cảm xúc về tượng đài người mẹ Việt Nam anh hùng.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi