Phân tích nhân vật người bà trong câu chuyện bà ốm của Vũ Tú Nam

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của bucuconcac33

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

01/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Trong truyện ngắn "Bà ốm" của Vũ Tú Nam, nhân vật người bà được mô tả là người phụ nữ chăm chỉ, yêu thương gia đình và luôn quan tâm đến mọi người xung quanh. Bà là người chăm sóc, chăm lo cho gia đình từ việc nấu ăn, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Khi bị ốm phải đi cấp cứu, sự lo lắng của mọi người trong gia đình dành cho bà được miêu tả rất chi tiết. Bà không chỉ là người mẹ hay người bà thông thường mà còn là trái tim của gia đình, mang lại sự ấm áp và niềm tin cho mọi người xung quanh. Đồng thời, qua nhân vật bà, tác giả đã truyền tải thông điệp về tình thương và sự quan trọng của việc chăm sóc lẫn nhau trong gia đình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
helo nhee

02/05/2024

Câu trả lời uy tín

Vũ Tú Nam, tên thật là Vũ Tiến Nam, xuất thân trong một gia đình nhà nho ở Nam Định. Ông được xem là một cây bút gạo cội, một nhà văn thành công trong làng văn Việt Nam với các sáng tác ở cả hai lĩnh vực: viết cho người lớn và trẻ em. Ông là người nghệ sĩ đa tài, có tài viết truyện ngắn, ký và thơ, nhưng sở trường là truyện ngắn. Những áng văn của ông trong sáng, giàu cảm xúc, cô đọng được tuôn chảy từ ngòi bút của một trái tim yêu quý và trân trọng thế hệ trẻ. Truyện ngắn “Bà ốm” là một trong những truyện ngắn mang đặc trưng phong cách nghệ thuật của Vũ Tú Nam. 
Đến với tác phẩm “Bà ốm”, nhà văn đã mang khiến cho tâm hồn của người đọc thoáng chốc quay trở về thời trong sáng, hồn nhiên. Câu chuyện đã để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng người đọc chỉ với ngôn từ dung dị, đời thường và tình huống truyện đơn giản xoay quanh việc bà bị ốm. Người già thường hay đau ốm những khi trái gió trở trời, có lẽ ai trong số chúng ta cũng đã quen dần với việc này. Nhưng khi bước vào câu chuyện góc nhìn của Loan, một cô cháu gái hết mực thương bà nội của mình, câu chuyện trở nên thật cảm động và đầy ý nghĩa.

Câu chuyện mở ra khi “Loan đi học về, giật mình thấy mẹ rơm rớm nước mắt bảo bố và bác Xuân đã cáng bà đi cấp cứu ở bệnh viện huyện”. Trước đó, Loan chỉ cho rằng bà nội “bị cảm cúm sơ sơ”. Qua vài dòng văn đầu tiên, người đọc đã có thể cảm nhận được tình cảm gắn kết yêu thương của gia đình Loan. Không chỉ mỗi Loan thương bà, mà cả nhà đều thế cả: “mẹ và Loan ít ngủ, thương bà, lo cho bà”. Bà thương Loan, và bà còn thương mọi người, thương luôn cả đàn gà. Thậm chí đến cả con gà mái mơ, con gà ri thiếu vắng bàn tay bà chăm sóc “cứ ngơ ngác cả ra”. Những con vật nhỏ không biết nghĩ suy còn thấy nhớ bà, càng nói chi đến Loan, đứa cháu nhỏ của bà “nhìn vào đâu, sờ vào cái gì cũng thấy thiếu bà”. Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ liệt kê một cách tinh tế từ “cái bình vôi ăn trầu, cái chổi, cái rế, cái nồi, cái rổ bát, cái giường” đến “cây cối ngoài vườn, ngọn mướp đắng, con cóc trong gầm”, tác giả như muốn nhấn mạnh rằng tất cả những vật dụng trong nhà dường như đều in dấu hình ảnh hiền từ của bà và chúng cũng nhớ bà như Loan.

Một chi tiết cảm động khác là bức thư của Loan và đoạn đối thoại của hai bà cháu. Loan “không lên huyện thăm bà được” vì phải thi cho nên đã gửi hết tâm tình vào mấy dòng chữ và “mười quả trứng gà to nhất”. Đến khi gặp lại bà, “bà vẫn còn xanh lắm, tay phải chống gậy”, nhưng điều đó không ngăn được tình thương cháu của bà. Bà “mắng yêu”: “Bố mày! Bà có chết đâu mà khóc! Nín đi, bà cho quà đây…”. Câu chuyện được khép lại một cách viên mãn thông qua nụ cười khúc khích của Loan, trong khi mắt vẫn khóc. Câu cảm thán cuối truyện “Bà ơi, cháu yêu bà, cháu thương bà quá” tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng đã dồn nén tất cả tình yêu thương của Loan dành cho bà.  

Hình ảnh người bà thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học qua hình tượng hiền lành, thương yêu con cháu. Và trong tác phẩm của Vũ Tú Nam, nhân vật người bà cũng như thế. Dù đang bị ốm, nước da xanh xao vì bệnh tật vẫn không làm phai mờ đi những phẩm chất tốt đẹp của bà: đó là một người bà cần cù, chịu thương chịu khó và hết mực nghĩ suy cho con cháu trong nhà. Đọc xong câu chuyện, tôi nhận ra mình cần dành nhiều thời gian hơn cho người bà yêu dấu của mình thay vì mải mê chạy theo những thứ phù phiếm ngoài xã hội, bởi suy cho cùng, gia đình mới chính là tài sản vô giá. 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS
avatar
level icon
Tuyết

01/05/2024

Bài này mình chưa được học

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi