04/05/2024
04/05/2024
Hình tượng người lái đò sông Đà được đặt trong quan hệ với sông Đà, để qua đó tô đậm, làm nổi bật hình tượng người lái đò. Bởi vậy sông Đà hung dữ, bạo ngược bao nhiêu thì khi vượt qua nó, chiến thắng sức mạnh của nó người lái đò càng thể hiện rõ nét hơn sức mạnh của mình. Người lái đò quê ở Lai Châu, đã từng xuôi ngược dòng sông Đà hơn một trăm lần trong đó có tới sáu mươi lần giữ lái chính. Tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc về ông lái đò với những con số đầy áp lực và thử thách. Mỗi lần vượt sông Đà là một lần đối diện với cái chết, số lần ông vượt sông Đà thành công đã cho thấy sự tài giỏi, điêu luyện trong nghề nghiệp của ông lái đò. Diện mạo, ngoại hình của ông lái đò gây ấn tượng mạnh với người đọc, bởi nó trái ngược hoàn toàn với cái tuổi bảy mươi của ông, đó là diện mạo, ngoại hình của một chàng thanh niên lực lưỡng, dẻo dai, cường tráng. Sức khỏe, thể chất của ông lái đò in đậm dấu ấn nghề nghiệp, do suốt đời vật lộn với sông nước nên cần phải có một thể lực phi thường để chiến đấu lại với những con thác dữ. Phẩm chất nổi bật và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của ông lái đò trong nghề vượt thác này chính là kinh nghiệm dày dặn. Không cần bất cứ bản đồ nào nhưng lại có thể nhớ một cách chính xác luồng lạch trên sông. Để ngợi ca bản lĩnh của ông Nguyễn Tuân đã sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất thơ “Sông Đà đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả dấu chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”. Không chỉ dày dặn kinh nghiệm, ông lái đò còn nâng nghề nghiệp của mình – công cụ mưu sinh thành một niềm đam mê mãnh liệt trong đời. Bởi đối mặt với thác dữ, tức là đối mặt với cái chết song ông không hề sợ hãi mà cảm thấy đó là sự thú vị trong nghề nghiệp của mình. Với ông lái đò thì sông Đà chỉ thực sự đậm đà ở đoạn nhiều ghềnh thác, nếu phải chèo đò ở những đoạn bằng phẳng thì ông thấy chân mình như dại đi và buồn ngủ như người mèo đi bộ ở đồng bằng. Hình tượng ông lái đò đẹp đẽ nhất là trong cuộc thủy chiến với sông Đà. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một một cuộc thủy chiến có một không hai trong lịch sử văn học, giữa một bên là thủy quái sông Đà với sức mạnh ghê gớm, tâm địa xảo trá và một bên là ông lái đò tuy dẻo dai, cường tráng nhưng đơn độc trong cuộc chiến gay go, quyết liệt này để có thể giành được chiến thắng, ông lái đò đã bộc lộ tất cả những phẩm chất tốt đẹp của mình. Và bằng lòng dũng cảm, sức khỏe phi thường, bình tĩnh ông lái đò đã vượt qua những trùng vi thạch trận thứ nhất. Ở trùng vi thạch trận thứ hai với sự thay đổi bất ngờ, biến hóa khôn lường trong việc bố trí các cửa sinh, cửa tử. Nhưng bằng kinh nghiệm dày dạn, bằng sự linh hoạt ông lái đò đã nhanh chóng đưa thuyền đi vào đúng cửa sinh. Với đoàn quân sóng nước, cách đánh của ông cũng biến hóa linh hoạt, để phù hợp với những trùng vi thạch trận khác nhau. Ở trùng vi thạch trận cuối cùng tác giả miêu tả không nhiều song vẫn làm bật lên được tài nghệ trong việc lái đò của ông lão. Bằng sức khỏe và sự dẻo dai, sức chịu đựng, đặc biệt là lòng dũng cảm, chủ động, quyết đoán, ông đã vượt qua tất cả những cái bẫy mà sông Đà đã tung ra. Cuộc chiến không cân sức giữa một bên là thiên nhiên dữ dội với một bên là ông lão đơn độc chỉ có mái chèo là vũ khí duy nhất, song chiến thắng đã thuộc về con người. Hình tượng ông lái đò in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân. Bởi ông chính là kiểu người tài hoa, nghệ sĩ, biết nâng nghề nghiệp của mình lên mức nghệ thuật. Song ở hình tượng ông lão thể hiện rất rõ sự chuyển biến trong tư tưởng Nguyễn Tuân khi những con người tài hoa, nghệ sĩ được miêu tả không phải là những con người phi thường mà là những con người bình dị, thậm chí vô danh. Đây chính là cách Nguyễn Tuân ngợi ca, tôn vinh những người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
04/05/2024
Người lái đò trên chiến trường sông Đà hiện lên với tinh thần dũng cảm, gan dạ và mưu trí. Trong cuộc chiến đấu đầy gian nan, họ vẫn giữ vững và chiến thắng, khiến đối phương phải ghen tỵ.
Sông Đà là một thách thức lớn đối với người lái đò, nhưng họ vẫn giữ bình tĩnh và mưu trí. Dù bị thương nhưng họ vẫn kiên cường vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng cuộc đấu với sức mạnh tự nhiên.
Trong cuộc chiến gian nan, người lái đò chỉ cần một cánh chèo và một con thuyền để chiến thắng. Dù đối diện với sức mạnh lớn, họ vẫn không từ bỏ và giành chiến thắng cuối cùng, khiến đối thủ phải nhượng bộ.
Người lái đò trong tác phẩm được miêu tả là một lao động vô danh, sống giản dị và kiên cường. Nhờ lòng quyết tâm và sức mạnh lao động, họ đã vượt qua mọi thách thức của dòng sông Đà và trở thành biểu tượng của sự vĩ đại của con người.
Phong cách của người lái đò sông Đà được nhà văn miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, ai cũng ngưỡng mộ. Họ hiểu rõ quy luật của sông Đà và tự do trong việc điều khiển thuyền, tạo ra sự hòa hợp và chính xác.
Cuộc sống trên sông Đà đầy nguy hiểm, nhưng người lái đò vẫn bình tĩnh và khôn ngoan. Họ là những nghệ sĩ thực thụ, không cần phải tự tán dương về công việc của mình, mà chỉ cần nhìn vào sự sống đằm thắm mà họ tạo ra từ dòng sông dữ.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời