viết bài văn phân tích bài thơ Than đạo học của Tú Xương( có thể vt dàn ý trước nha)

thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Lãng Lãng Đinh

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

05/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Than đạo học" của Tú Xương là một tác phẩm mang tính triết học cao và thể hiện tinh thần đấu tranh chống lại sự bế tắc, nguy cơ mất mát quốc gia và dân tộc. Bài thơ được chia thành ba phần chính: Phần Thơ, Phần Hình Ảnh, và Phần Ý Nghĩa. Phần Thơ: Bài thơ "Than đạo học" được viết theo thể lục bát, mỗi câu thơ có 8 chữ cái, xen kẽ cách câu. Điều này tạo nên sự rõ ràng, cô đọng và dễ nhớ. Bản chất âm thanh của bài thơ cũng rất quan trọng, với sự lặp lại các âm tiết, âm vận, và nhịp điệu, tạo nên sự nhấn mạnh và ấn tượng. Phần Hình Ảnh: Bài thơ mô tả hình ảnh đất nước Việt Nam đau khổ, khốn cùng dưới tay thực dân Pháp. Các bức tranh về cảnh tượng như “sông nước ngập tràn ruộng đồng”, “giặc đánh đuổi lao vào bóng rừng”, “ruộng đồng vắng vẻ kẻ không trở sản”, tạo nên một tâm trạng thương cảm và lo lắng. Phần Ý Nghĩa: Tác giả tuyên bố tinh thần đấu tranh, ý chí quyết liệt của dân tộc trong việc chống lại sự áp bức và khủng bố của thực dân Pháp. Bài thơ mang thông điệp khích lệ người đọc không ngừng đấu tranh, trưởng thành và phấn đấu vì sự tự do, độc lập của quốc gia.longrightarrow Cảm nhận thông qua bài thơ "Than đạo học" của Tú Xương, chúng ta nhận thấy tinh thần đấu tranh và hy vọng của dân tộc Việt Nam trong việc chống lại sự áp bức và khủng bố. Bài thơ là một lời kêu gọi, một tín hiệu hy vọng rất lớn về sự yêu nước và tình người, là hình ảnh của sự sống mạnh mẽ và không ngừng đấu tranh.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
『Anhh』

05/05/2024

Câu trả lời uy tín

Tú Xương là một nhà nho, sống giữa hoàn cảnh suy tàn của Nho học và mọi người đang dần chuyển hướng sang Tây học. Nói Trần Tế Xương không có tài cán gì thật quá sai, mà nói cho đúng thì cái tài của ông chẳng gặp đúng thời mà nó nên có. Dẫu cho chữ tốt văn hay, có tài lại được học hành lỗi lạc; nhưng ông lại có phần ngang tàng trong tư tưởng, không chịu nhún nhường hay ép buộc mình vào quy luật của khoa trường thời ấy, cho nên con đường khoa cử không như ý, ông đỗ tú tài năm 24 tuổi, nhiều lần thi cử rồi lại trượt, ắt cũng vì:

"Rõ thực văn hay mà chữ dốt,
Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui"

Con đường sự nghiệp của ông trắc trở muôn phần như vậy, ấy cũng vì thế mà ông đã để lại một kho tàng thơ đậm chất "Tú Xương" - những nét cười trào phúng, những vần thơ mang tính hiện thực sâu sắc, đôi khi chúng thật nhẹ nhàng mà dí dỏm, cũng có khi lại mỉa mai một cách sâu cay. Thơ của ông là thế, nếu lỡ không may chỉ đích vào ai thì lại hóa thành một dấu vết gột không phai mà mãi cũng không nhẵn.

Cái thời của Tú Xương sao mà lênh đênh lắm chuyện, cái thế sự phức tạp lúc ấy đã làm nền cho những dòng thơ của ông dội lên mạnh mẽ, tựa như mũ nấm sinh sôi từ đống gỗ mục rỗng của buổi giao thời.

Thơ Tú Xương không mang nặng ý nghĩa dân tộc lớn lao trong ngôn từ âm điệu, nhưng lại cô đọng một phần hương vị của vùng Nam Định quê ông. Thơ ông chẳng nói gì đến những điều sâu xa, cũng chỉ là những ký sự chi tiết về đời sống nơi thành Nam, về những sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần của một lớp nhà Nho ở cái thời xu thế khắp nơi đều hướng về Tây.

Cái buồn của Tú Xương là cái buồn cho việc một ngày kia chữ Hán sẽ được hưởng thay bằng "chữ Tây". Lại thêm nỗi buồn nỗi ngán ngẩm về cái lối sống ngày qua ngày chè chén ngâm vịnh, ấy có lẽ ông chẳng ham muốn gì đâu, thế nhưng ông vẫn sa chân vào ấy thôi! Và rồi ông lại than cho đạo học:

"Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi"
(Than đạo học - Tú Xương)

Con người Tú Xương ắt cũng muốn hiên ngang vững vàng mà sống, thế nhưng đời này lại khiến điều ấy thành ra hão huyền. Hẳn là cũng vì thế mà ông đâm ra ác khẩu. Ác khẩu trong cách đối chữ đặt câu, trong cái tôn nghiêm của chính bản thân. Sao mà ông thấy chán chê cái đời sống nhàm chán, và chắc lẽ vì thế mà ông phá cho xáo trộn hết mọi thứ trật tự của lời ăn lẽ nói. Cái chất "nghịch" trong ông đã bùng lên trong cái lẽ đời ngặt nghèo ấy, một cách thật mạnh mẽ và vững vàng.

Từ ấy, thơ ông không còn vỏn vẹn mấy lời tốt đẹp, cũng không còn những lối so sánh êm tai nữa. Chúng va chạm trực tiếp vào những lề lối khuôn phép của xã hội bấy giờ. Nhưng cuối cùng, sau những thứ chửi bới đó thì còn lại cái gì đây? Xin thưa rằng, còn là còn những cái đáng quý trong thơ ông mà ta nên giữ lấy. Nghĩa là, trên cả những lời kiêu bạc hay tiếng cười phá phách kia là cái chất thơ của Tú Xương bay nhẹ ở đấy.

Thử nghĩ ở cái hồi ấy, chữ Tàu chữ Tây vẫn là tiếng nói chính của dân tộc ta, mà Tú Xương, cái con người ấy đã có được cái ý thức nuôi và dưỡng tiếng nói dân tộc, ngay đặt ngược lại, là con người sành Nôm yêu tiếng mẹ đẻ ấy đã đặt nền tảng hình thành cho tâm hồn ái quốc đáng quý ấy. Trong tâm hồn và thơ Tú Xương có cả sự yêu nước và yêu tiếng nói dân tộc. Điều ấy mới đáng quý làm sao!

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
5.0/5 (2 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved