06/05/2024
06/05/2024
06/05/2024
Câu 1:
Đọc “Truyện Kiều”, chắc hẳn bạn đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh Thúy Kiều với bao nỗi đau đớn, xót xa, nỗi thương thân khi phải sống trong chốn lầu xanh và đoạn trích “Nỗi thương mình” đã thể hiện rõ nét điều đó. Đoạn trích với bút pháp ước lệ, tượng trưng đã gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều ngay nơi chốn lầu xanh nhơ nhuốc. Bằng việc sử dụng tài tình các hình ảnh ước lệ giàu sức gợi “bướm”, “ong”, “cuộc vui”, “trận cười” cùng việc sử dụng điển cố điển tích Tống Ngọc, Trường Khanh tác giả Nguyễn Du như lột tả một cách rõ nét, chân thực và sinh động bức tranh chốn lầu xanh. Đó là một cuộc sống nhơ nhớp, buông thả, ăn chơi trác tán. Ở nơi đó, những cô kĩ nữ như Thúy Kiều ngày đêm phải tiếp khách, trở thành món hàng, trở thành thứ đồ mua vui cho những vị khách phong lưu. Đặt nhân vật vào cuộc sống nhơ nhớp chốn lầu xanh, tác giả Nguyễn Du không chỉ cảm nhận thấy nỗi đau đớn, ê chề của Kiều mà hơn thế nữa trong chính hoàn cảnh ấy, Thúy Kiều càng bộc lộ rõ những nét phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của mình. Giữa chốn lầu xanh với những ồn ào, vội vã tấp nập, trong khoảnh khắc hiếm hoi của đêm vắng, “khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” chính là khoảnh khắc Kiều có thể đối diện với chính mình, với bao nỗi niềm suy tư, trăn trở và nỗi đau đớn trong lòng cô. Thúy Kiều tự độc thoại với chính mình, để rồi trong cô hiện lên nỗi thương mình và sự xót xa cho chính số phận của mình. Tâm trạng gượng gạo, sự chán chường và nỗi đau đớn của Kiều là biểu hiện rõ nét cho sự ý thức về nhân phẩm của nàng và qua đó cho thấy tâm hồn cao thượng, trong trắng của Thúy Kiều. Đọc những câu thơ trong đoạn trích “Nỗi thương mình” của Đại thi hào Nguyễn Du, người đọc như càng thấm thía nỗi xót thương thân phận và sự đau đớn của Thúy Kiều khi phải sống giữa chốn lầu xanh. Nhưng đồng thời, đoạn trích cũng đã thể hiện được sự tự ý thức cao độ về nhân cách bản thân của Thúy Kiều.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời