10/05/2024
10/05/2024
10/05/2024
Thạch Lam là một tác giả quen thuộc với độc giả chúng ta qua nhiều tác phẩm nổi tiếng như Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa,… Ông được mệnh danh là một nhà văn chuyên viết chuyện ngắn, với cốt truyện đơn giản nhưng dưới ngòi bút của Thạch Lam từng câu chuyện đều trở nên vô cùng ý nghĩa và đậm tính nhân văn. Một trong số đó phải kể đến tác phẩm Nhà mẹ Lê, kể về gia đình của người mẹ tên Lê vô cùng khó khăn, nghèo khổ. Bà phải còng lưng kiếm tiền nuôi đàn con thơ của mình. Qua tác phẩm, tình yêu con, sự hi sinh và cần cù lam lũ của mẹ Lê hiện lên thật rõ nét trước mắt độc giả chúng ta. Trước tên phải kể đến gia cảnh của nhà mẹ Lê. Ngay từ đầu truyện, Thạch Lam đã khắc họa hoàn cảnh nghèo khổ vô cùng của gia đình bà. Bà có tận mười một người con, người con lớn nhất mới có mười bảy tuổi, bé nhất hẵn còn bế trên tay. Tất cả tần ấy con người phải chen chúc sống với nhau trong một căn nhà nhỏ chật hẹp, lụp xụp cũng y như những căn nhà khác thời buổi khó khăn cùng cực ấy. Mùa đông nhà mẹ Lê phải trải ổ rơm, được Thạch Lam miêu tả vô cùng chân thật là giống với “ổ chó”, chó mẹ và một đàn chó con, đọc đến đây chắc chắn người đọc chúng ta không khỏi thấy chua xót thay cho hoàn cảnh bất hạnh của nhà mẹ Lê, khổ sở không khác gì con vật. Còn mẹ Lê là một người phụ nữ như thế nào? Bà là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng làm việc nhiều nên rất rắn chắc, lam lũ suốt ngày nên da bà bị nhăn lại như quả “trám khô”. Ở thời buổi đói khổ lúc bấy giờ, mẹ Lê cũng như nhiều bà mẹ khác tuy là phụ nữ, yêu thích cái đẹp nhưng không có thời gian và điều kiện để làm đẹp, họ chỉ mong gia đình đủ ăn, các con được ăn no mặc ấm là đủ rồi. Mẹ Lê rất yêu thương các con của mình, bà chịu khó tần tảo nuôi đàn con nhỏ. Bất kể thời tiết khắc nghiệt ra sao nắng gắt hay giá rét cắt da cắt thịt, mẹ Lê đều dậy sớm đi làm quần quật cả ngày cho những người có ruộng trong làng. Những ngày ấy rất vất vả nhưng mẹ Lê lại thấy sung sướng vì được mấy bát gạo cả vài đồng xu cho các con mình. Sự bất hạnh đến với gia đình mẹ Lê dường như chưa từng dừng lại. Vì mùa đông đến, ruộng cũng không có gì mà trồng, mẹ Lê không được thuê làm nữa là cả nhà bà phải chịu đói mấy tháng trời. Mùa đông đáng nhẽ phải được mặc nhiều quần áo để sưởi ấm thì các con bà lại chịu rét bầm tím người vì không có manh áo ấm mà mặc. Mẹ Lê thương con vô cùng nhưng bất lực chỉ có thể ôm lấy các con vào lòng sưởi ấm cho chúng. Ngòi bút của Thạch Lam sao mà chân thật và chạm tới lòng thương cảm của người đọc tới như vậy? Qua tác phẩm Nhà mẹ Lê, chúng ta có thể thấy được nhà mẹ Lê là đại diện cho nhiều gia đình nghèo khổ trong xã hội xưa, giống như gia đình chị Dậu vậy. Họ đều là những người phụ nữ yêu thương con cái, ngậm đắng nuốt cay chỉ mong con mình có cái ăn, cái mặc. Nhưng chớ trêu thay, thực tại tàn khốc, họ không đủ sức lay chuyển được hoàn cảnh, chỉ biết cố gắng từng ngày, lo cho các con được ngày nào hay ngày đó. Tình mẹ của mẹ Lê dành cho các con của mình thật cao cả, trong hoàn cảnh khắc nghiệt thứ tình cảm thiêng liêng đó càng sáng chói hơn bao giờ hết. Cũng qua tác phẩm, Thạch Lam đã gửi gắm tới người đọc những suy nghĩ sâu xa về số phận con người trong xã hội xưa. Cái vòng tròn bất hạnh thời đó dường như chưa từng buông tha cho những người nông dân nhỏ bé lương thiện, mà cứ nối tiếp nhau từ người này sang đến người khác vậy.
10/05/2024
Nhà mẹ Lê là một điển hình của cuộc sống gian khổ và kiên trì. Mặc dù sống trong căn nhà lá chật chội, nhưng bà Lê vẫn nuôi dưỡng và chăm sóc cho mười một đứa con của mình với tình yêu thương không điều kiện. Với mỗi bước chân, bà phải vật lộn để kiếm tiền nuôi con, thậm chí phải thức đêm đi làm mướn để đảm bảo lũ con đủ ăn vào buổi tối. Cuộc sống của bà là một hình ảnh rõ nét về sự hy sinh và tình mẫu tử. Mặc dù gian khó, nhưng bà vẫn tỏ ra kiên nhẫn và mạnh mẽ, đặt lợi ích của con cái lên trên hết. Đó thực sự là một sự hi sinh vĩ đại và một biểu tượng của tình mẹ thương con.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời