Phân tích 2 khổ của bài thơ Nhớ tác giả nguyễn đình thi : Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng giữa đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây...

thumb up 1
thumb down
Trả lời câu hỏi của Nghia Đao Trong

Làm sao để có câu trả lời hay nhất?

  • Luôn có GIẢI THÍCH các bước giải
  • Không copy câu trả lời của Timi
  • Không sao chép trên mạng
  • Không spam câu trả lời để nhận điểm
  • Spam sẽ bị khóa tài khoản
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

21/05/2024

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Nhớ" của Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Bài thơ này thể hiện tình cảm nhớ thương và lòng yêu nước sâu sắc của người lính chiến đấu dưới bóng đèn sao và ánh lửa rực rỡ. Trong hai khổ đầu, tác giả miêu tả ngôi sao và ngọn lửa như là biểu tượng cho niềm nhớ thương. Ngôi sao lấp lánh soi sáng giữa đường chiến sĩ giữa đèo mây, còn ngọn lửa hồng đêm lạnh lại sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây. Đây là cách tác giả diễn đạt tình cảm nhớ mong và hy vọng trong cuộc sống gian khổ của người lính. Trong hai khổ cuối, tác giả miêu tả tình yêu thương chân thành và trung thành của một người lính. Anh yêu em như yêu đất nước, vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước, mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn. Đây là cách diễn đạt sự hy sinh và trung thành không điều kiện của người lính với gia đình và quê hương. Tóm lại, bài thơ "Nhớ" của Nguyễn Đình Thi mang thông điệp ca tụng lòng yêu nước và trung thành của người lính trong cuộc chiến tranh, qua việc miêu tả các biểu tượng như ngôi sao, ngọn lửa để diễn đạt tình cảm nhớ mong và lòng yêu quê hương.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
2.5/5 (2 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Thủy Đỗ

21/05/2024

Câu trả lời uy tín

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu và bài thơ “Nhớ” là một trong các bài thơ nổi bật nhất. Bài thơ được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, biểu hiện hồn thơ hàm súc và giản dị, gợi hình và gợi cảm, bài thơ không chỉ miêu tả tình yêu đôi lứa mà còn nhân lên thành tình yêu Tổ quốc qua nỗi nhớ triền miên của người chiến sĩ đang kháng chiến chống thực dân Pháp. Thông qua bài thơ, tác giả biểu hiện tình yêu đất nước, cách mạng của mình. Hai đoạn thơ đầu đã thể hiện rõ các cảm xúc của chủ thể trữ tình. 

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh 
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây.

 

Anh yêu em như anh yêu đất nước 
Vất vả đau thương sớm tối vô ngần 
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước 
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.

Hai câu thơ đầu hiện lên với hình ảnh nhân hóa “ngôi sao nhớ…” đã thể hiện được nỗi niềm khắc khoải của người chiến sĩ. Hình ảnh ngôi sao là hình ảnh anh bộ đội ngày đêm nhớ mong quê hương và cũng vì nỗi nhớ kìm nén mà trở nên “lấp lánh” “soi sáng” giữa rừng núi hiểm nguy.

“Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng  đường chiến sĩ giữa đèo mây.”

Hình ảnh “đường chiến sĩ” được chiếu sáng bởi ngôi sao như muốn nói mỗi người lính đều là một ngôi sao hy vọng của Tổ quốc, họ đang ngày đêm dùng những ánh sáng nhỏ bé của mình thắp lên hình hài tổ quốc, những người “Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất nước” (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm). 

“Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa đèo mây.”

“Ngọn lửa nhớ” được nhân hóa tượng trưng cho sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đó là “Những tuổi đôi mươi làm sao không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc” (Thanh Thảo), những người thanh niên trẻ tuổi phải ra chiến trường vì người thân, người yêu, quê hương, họ chiến đấu vì tình yêu của mình nhưng cũng ra đi vì tình yêu ấy. Nhưng những tình yêu nhỏ bé ấy, nó đã phát triển trở nên to lớn là tình yêu Tổ quốc, trở thành động lực “sưởi ấm” và sức mạnh của người chiến sĩ. Bằng những ngôn từ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi, Nguyễn Đình Thi đã thể hiện được tình yêu nước qua những câu thơ vô cùng xúc tích.

“Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương sớm tối vô ngần”

Nỗi nhớ da diết, không thể tả bằng lời bắt nguồn từ những tình yêu đơn thuần nhất. Tác giả đặt hình tượng tình yêu lứa đôi ngay bên cạnh tình yêu Tổ quốc, thì ra những điều to lớn, vĩ đại nhất, đều xuất phát từ những điều nhỏ bé, đơn sơ nhất. Bởi vậy dù đầy “vất vả”, “đau thương” trải dài dai dẳng, không chấm dứt, dù “sớm tối vô ngần” cũng không  làm tan biến tình yêu mãnh liệt ấy vì nó đã hóa thành tình yêu nước cháy bỏng không thể dập tắt. Bởi vậy, độc giả cũng thấy được tâm tình của nhà thơ qua những câu thơ ngắn gọn mà chất phát. 

“Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.”

Đến đây, nỗi nhớ không còn le lói trong tâm trí anh bộ đội cụ Hồ mà đã thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh. Nỗi nhớ hiện diện ở khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi không gian, thời gian. Không dừng lại ở đó, nỗi nhớ càng trở nên dai dẳng hơn, mãnh liệt hơn qua từng ngày, từng tháng, từng năm, nó chỉ dừng lại khi hòa bình đến, khi họ được gặp lại người thân của mình. Nguyễn Đình Thi thật tài tình khi dùng điệp từ “mỗi” để nhấn mạnh từng nỗi lòng của tình yêu, bởi có yêu mới nhớ.

Bằng thể thơ tám chữ, bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi hàm súc và giản dị, đằng sau từng lời thơ đều có khả năng gợi không khí, gợi hình ảnh và tâm trạng. Câu thơ của ông phóng khoáng tự do, không câu nệ vần, thậm chí không vần nhưng vẫn giàu nhạc điệu. Vì vậy, hai khổ thơ trên đã thành công trong việc làm rõ cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của tác giả thông qua nỗi niềm gửi gắm vào tình yêu đôi lứa, từ đó nảy sinh một tình cảm to lớn hơn - Tình yêu Tổ quốc. 

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ vĩ đại trong thời kỳ chống Pháp, giữa những bom đạn chiến tranh, ông vẫn đưa chất thơ giản đơn và chân thật, những áng thơ đầy tình cảm khiến ta không nghĩ bài thơ “Nhớ” được sáng tác vào thời chiến tranh. Vì độc đáo mà thơ ông đã trở thành những dòng thơ bất hủ trường tồn mãi mãi về sau.

 

 

 

 

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 1
thumb down
1 bình luận
Bình luận
avatar
level icon

Nghia Đao Trong

21/05/2024

Thủy Đỗthanks bn nhé

Nghia Đao Trong khổ 3 của bài thơ nhớ đi ạ
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
Vũ Doanh An

21/05/2024

Nghia Đao Trong

Bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi được tác giả sáng tác trong kháng chiến chống Pháp, là một trong những bài thơ tình hay nhất thời chống Pháp và cũng là một trong những bài thơ tình hay nhất trong kho tàng hàng vạn bài thơ Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Đình Thi nói với tư cách nhà thơ, không thể không nói đến “Nhớ”.

Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ – một tâm trạng mà bất cứ người nào đang yêu cũng gặp phải. Yêu, nhớ và thương là những thuộc tính cố hữu của tình yêu. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã không miêu tả tâm trạng của người đang đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những khoảnh khắc yên tĩnh “giữa đèo mây” hoặc đang hành quân rồi dừng chân “dưới hàng cây”, hình ảnh người thương của chàng chiến sĩ ùa về choáng ngợp tâm hồn.

Nhớ tức là buồn, bởi khi ấy người ta phải sống trong xa cách, thiếu vắng người bạn đời. Nhưng người sống thiếu lý tưởng chỉ biết hôm nay mà không ý thức được ngày mai, có khi yêu bản thân mình hơn “đối tác”, chỉ biết tận hưởng tình yêu mà không biết vun đắp, nuôi dưỡng sẽ chỉ khắc khoải trong nỗi cô đơn. Còn trong bài thơ, người chiến sĩ trong tâm trạng nhớ lại thấy ngôi sao đang lấp lánh kia như đồng cảm với mình để “soi sáng đường” cho mình, ngọn lửa hồng đêm lạnh kia cũng sẻ chia cùng mình để “sưởi ấm lòng” mình. Chàng thấy mình như ngôi sao, như ngọn lửa.

Càng nhớ, ngôi sao càng lấp lánh, ngọn lửa càng hồng giữa đêm lạnh. Và lấp lánh để “soi sáng đường”, “hồng đêm lạnh” để “sưởi ấm”. Nhớ, buồn mà vô cùng lạc quan, tràn ngập niềm tin chứ không ủy mị, than vãn, như những kẻ đang tương tư nhau vẫn chưa được biểu hiện trong thơ lãng mạn trước đó. Nhưng niềm lạc quan của chàng chiến sĩ ở đây đâu phải là tếu theo kiểu “thây rơi như cánh hoa đào” mà có cơ sở, bởi: “Anh yêu em như anh yêu đất nước”. Tình yêu ấy càng sâu sắc khi anh thấy người mình yêu – ở đây được ví như đất nước – “vất vả đau thương”, nhưng “tươi thắm vô ngần”.

Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp – tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của xã hội, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của cộng đồng. Nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi vẻ mềm mại tự nhiên. Đọc bài thơ này, không ai nghĩ nhà thơ tư duy chính trị mà chỉ thấy ông giãi bày tâm trạng rất thật, rất sinh động của một người đang yêu – một tình yêu cháy bỏng, tha thiết.

Ai sống và yêu những năm tháng nước sôi lửa bỏng ấy mà có lương tri, ý thức, có lòng tự trọng, hẳn không thể tách khỏi cộng đồng. Mà đã không tách rời thì hiển nhiên phải cùng “chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời”. Rất dễ hiểu bởi khi ấy tuổi trẻ mà không cầm súng chiến đấu thì giặc ngoại xâm sẽ cướp hết đất, trời, còn đâu chỗ để mà tồn tại, mà yêu. Và chỉ có biết cùng chiến đấu, tuổi trẻ khi ấy mới có thể “kiêu hãnh làm người” để mà yêu nhau.

Cũng thật thú vị, Nguyễn Đình Thi là người duy nhất đã đưa vào bài thơ tình của mình một tâm trạng phổ biến của bất cứ ai đang thực sự yêu như lời nói nôm na hằng ngày mà trở nên rất thơ, trong một bài thơ có vẻ như lý trí, khiến nó trở thành dung dị và gần gũi với mọi người:

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn

“Nhớ” xứng đáng là một dấu son trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi cũng như trong kho tàng thơ ca cách mạng của chúng ta.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 2
thumb down
0 bình luận
Bình luận

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved