23/05/2024
23/05/2024
23/05/2024
Cha mẹ cho ta cuộc sống, dạy ta những bài học quý giá để có thể đương đầu với những khó khăn, thách thực trong cuộc sống. Thế nhưng, trường học là nơi nuôi dưỡng và dạy chúng ta rất nhiều bài học hơn nữa để ta có thể trở thành những con người có ích trong xã hội. Vì thế, những kỉ luật học đường rất quan trọng trong việc nuôi dạy nhân cách và học thức của mỗi người.
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể.
Một hiện trạng dễ thấy đó là học sinh ngày nay thiếu hẳn tính kỉ luật. Nó không những còn một vài hiện tượng le tẻ mà đã lan rộng khắp trong hầu hết các học sinh. Rất nhiều học sinh không có ý chí trong học tập do buông bỏ kỉ luật đối với bản thân. Học sinh lơ là trong học tập, ham chơi hơn ham học. Nhiều học sinh nghiện ngập game, facebook và chạy theo các thú vui giả trí tầm thường, nguy hại.
Học sinh ngày nay không chăm lo tu dưỡng tính kỉ luật. Không những thế, họ còn xem thường kỉ luật của nhà trường và xã hội. Nhiều học sinh không trực nhật khi đến phiên mình. Họ tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc. Khi tham gia giao thông, họ đội nón bảo hiểm một cách miễn cưỡng… Trong gia đình họ thường cãi lời người lớn. Ngoài xã hội, họ tỏ ra bướng bỉnh, ngang tàng, bất chấp pháp luật.
Thiếu tính kỉ luật, học sinh lười biếng trong học tập. Nhân cách, đạo đức cũng suy thoái nghiêm trọng. Từ đó, số học sinh có kết quả học tập yếu kém ngày càng nhiều. Bạo lực học đường ngày càng phổ biến. Tỉ lệ tội phạm trong độ tuổi học sinh tăng đến mức báo động.
Một người học sinh lễ phép với người lớn, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, tuân thủ đúng kỷ luật, nội qua giờ học, luôn biết tự trau dồi kiến thức cho bản thân thì tất yếu sẽ trở thành người con ngoan, trò giỏi. Đây chính là những nhân tố giúp đất nước ta sánh vai với các cường quốc, năm châu như điều Bác Hồ từng mong mỏi.
Để kỷ luật học đường thật sự đạt hiệu quả cao thì thầy cô giáo phải luôn là tấm gương sáng, gương mẫu chấp hành, nói điều hay làm việc tốt. Đồng thời thường xuyên động viên, khuyến khích học trò cố gắng phấn đấu học tập, lồng ghép các câu chuyện trong cuộc thực tế về các tấm gương người tốt, việc tốt để các em có thêm động lực để cố gắng, phát huy tiềm năng trong mỗi cá nhân.
Nhà trường chính là cái nôi để giáo dục, là tiền đề quan trọng để bồi dưỡng nhân cách của con người, để hướng họ thành những người công dân tốt cho đất nước. Bài nghị luận xã hội về kỷ luật học đường mang đến bài học về kỷ luật. Kỷ luật học đường được thực hiện tốt sẽ là yếu tố then chốt, để nâng cao chất lượng đào tạo học sinh của mỗi trường học.
23/05/2024
Annie Nguyễn Trong thời đại ngày nay, khi nền giáo dục đang không ngừng phát triển, thì vấn đề ý thức chấp hành kỷ luật của học sinh là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm và coi trọng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít trường hợp học sinh thiếu ý thức chấp hành kỷ luật, gây ra những hệ lụy không nhỏ. Từ những nhận định này, em xin chia sẻ một số suy nghĩ về vấn đề này.
Trước hết, việc học sinh thiếu ý thức chấp hành kỷ luật là một thực trạng đáng lo ngại. Nhiều học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường như: đến trường muộn, nghỉ học không phép, ăn mặc không đúng quy định, nói chuyện, sử dụng điện thoại trong giờ học... Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập của bản thân mà còn gây rối loạn trật tự trong lớp, làm gián đoạn và cản trở hoạt động dạy và học của toàn thể học sinh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đến từ nhiều phía. Một số học sinh thiếu ý thức trách nhiệm, chủ quan, lơ là trong việc chấp hành nội quy, thiếu sự giám sát, quản lý chặt chẽ từ phía gia đình. Bên cạnh đó, có thể do nhà trường chưa áp dụng các biện pháp kỷ luật một cách quyết liệt và nhất quán, hoặc chưa chú trọng đúng mức đến công tác giáo dục ý thức kỷ luật cho học sinh.
Để khắc phục tình trạng này, cần sự vào cuộc của cả nhà trường, gia đình và chính bản thân học sinh. Nhà trường cần tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra việc chấp hành nội quy của học sinh, đồng thời áp dụng các chế tài kỷ luật nghiêm minh và nhất quán. Phụ huynh cũng cần tích cực phối hợp với nhà trường, tăng cường giám sát, giáo dục ý thức kỷ luật cho con em. Quan trọng hơn, chính các em học sinh phải có ý thức tự giác, tự giác chấp hành kỷ luật, ý thức được tầm quan trọng của nó đối với quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
Chỉ khi học sinh, nhà trường và gia đình đều nắm vững vai trò, trách nhiệm của mình và cùng phối hợp chặt chẽ, thì vấn đề thiếu ý thức chấp hành kỷ luật của học sinh mới được khắc phục một cách hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của thế hệ học sinh tương lai.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời