29/07/2024
29/07/2024
Khổ thơ là lời nhắc nhở em về việc hãy sống yêu thương, hãy biết trân trọng mẹ khi còn có thể. Mẹ của chúng ta có thể sẽ không còn nữa vì già yếu. Nên, nếu ta không học cách trân trọng, không học cách nâng niu thì có thể mẹ sẽ xa ta mãi mãi. Đó cũng là sự cảnh tỉnh dành cho những đứa con đang sôn vô tâm, hời hợt, hãy tự ý thức và tự nhận thức lại.
Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết
Những ngày đời, con ạ, rất mau qua...
Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,
Tuyết ngập trời...mà chả thấy ai thưa...
Nếu ở bốn khổ trên, những nhắn gửi của “mẹ” chỉ đơn giản như những suy nghĩ, những tâm sự rất tự nhiên của cuộc sống hằng ngày, thì sang khổ kết nó đã nghiêng về chiêm nghiệm, về nỗi đời.
Cách nói cộng với những hình ảnh ẩn dụ: “Thu còn chưa hết; Những ngày đời; Tuyết ngập trời” đã như điều thức tỉnh, đánh động đối với những đứa con ở nơi xa (và kể cả ngay gần bên) hãy sống chậm lại, hãy biết nghĩ tới đạo làm con, để một mai khỏi phải rơi vào tình cảnh xót xa “lỡ đâu con muốn gọi... mà chả thấy ai thưa”.
Cuối cùng, rất cần phải nói lời cảm ơn tới nhà thơ Hồng Thanh Quang đã dịch rất hay một thi phẩm Nga. Nếu không đề tên tác giả, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đây là bài thơ do thi sĩ Việt sáng tác.
Bởi những tâm trạng, những cảm xúc của nhân vật người mẹ trong bài thơ nó chân chất, gần gũi, thân thương quá đỗi như con người cũng như tấm lòng của một bà mẹ Việt Nam vậy!
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời